Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Làm gì khi trẻ bị nháy mắt nhiều?

Nháy mắt là hiện tượng sinh lý bình thường. Trung bình ở người lớn nháy mắt khoảng 15 lần trong một phút. Tuy nhiên, nháy mắt quá nhiều lại là bệnh lý đáng quan tâm ở trẻ em.

Bệnh nháy mắt nhiều (cả 2 mắt) thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi, thời gian kéo dài từ 2-3 năm. Nếu xuất phát từ thói quen (do co thắt cơ nâng mí nhanh và nhịp nhàng), không có tổn thương thị giác thì sẽ tự khỏi sau vài tháng đến 1 năm.

Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa

Nháy mắt quá nhiều có thể do thứ phát của một rối loạn ở bề mặt nhãn cầu và mi mắt hoặc một biểu hiện để chống lại một tác nhân gây khó chịu (dị vật kết mạc, giác mạc) hoặc do một số rối loạn ở bán phần trước (viêm giác mạc, chắp lẹo, viêm mí mắt, đau mắt đỏ) hoặc có thể do sai lệch khúc xạ không được điều chỉnh.

Ở nước ta, điều kiện khí hậu khô nóng, môi trường nhiều khói bụi và tương đối ô nhiễm nên vấn đề vệ sinh cá nhân của trẻ có yếu tố quan trọng, đặc biệt là tránh thói quen trẻ hay dụi tay vào mắt.

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường: đỏ mắt, chảy nước mắt, chói và sợ ánh sáng, hay dụi và nheo mắt khi nhìn, than đau ở mi và trong mắt… cần đưa trẻ đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhãn. Chẩn đoán của bác sĩ sẽ giúp phụ huynh loại bỏ nguyên nhân bệnh, phát hiện những bệnh lý và điều trị kịp thời hoặc sớm ngăn chặn thói quen nháy mắt nhiều của trẻ.

Meyeucon.org - 24/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Nước xương có tốt cho trẻ hay không?
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ
  • Mẹo hay chữa nấc cụt cho trẻ
  • Các loại viêm họng thường gặp ở trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn