Thời kỳ dưới 5 tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu biết lựa chọn thực phẩm. Không có gì ngạc nhiên nếu chúng thường trở nên khó khăn trong ăn và khiến người lớn phải cầu kỳ hơn.
Dựa trên một cuộc khảo sát, trẻ em có xu hướng thích ăn những đồ vặt không lành mạnh như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy giòn, và các loại đồ uống có chứa lượng đường khá cao.
Vấn đề phát sinh khi trẻ tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo. Trong khi lượng vitamin và khoáng chất vẫn còn xa với con số lý tưởng.
Một chế độ ăn uống nghèo nàn có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí thông minh, ngoài ra còn ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ khi đã trưởng thành. Chưa nói đến ảnh hưởng đối với khả năng tập trung trong học tập, bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư về sau.
Do đó, bạn cần phải biết bốn vấn đề dẫn tới trẻ lười ăn – theo trích dẫn của The Sun:
1. Nhạy cảm
Nghiên cứu cho thấy, 90% trẻ không nhận đủ chất sắt trong chế độ ăn uống. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu máu, cảm giác mệt mỏi và trở nên cáu kỉnh. Điều này cũng gây ra các vấn đề trí tuệ và hành vi.
Trẻ em cần thực phẩm giàu chất sắt. Để đáp ứng nhu cầu sắt vào bữa sáng, bạn có thể cho trẻ ăn trứng luộc với một ly nước cam pha loãng. Sau đó, cho ăn một món ăn chính, cá hồi và bông cải xanh là những ví dụ rất tốt.
Đối với đồ ăn nhẹ, có thể cho trẻ một miếng bánh có chứa trái cây. Trái cây sấy khô trộn với sữa chua hoặc bánh táo với nho khô có thể làm món tráng miệng cho trẻ.
2. Phá cách
Trẻ em thường rất hay ăn, đột nhiên từ chối không ăn thức ăn ở nhà. Đừng hoảng sợ nếu con bạn đang ở giai đoạn này. Đây là một phần thông thường trong quá trình phát triển của trẻ dưới 5 tuổi mà các chuyên gia gọi là “neophagia” nghĩa là “nỗi sợ hãi mới”.
Các nhà nghiên cứu nói rằng hành vi này khá phổ biến đối với trẻ trong giai đoạn bắt đầu bò và học đi. Trong giai đoạn này, trẻ thường bắt đầu thích tìm kiếm thức ăn một cách độc lập. Hãy cho bé thời gian để học cách thích ứng.
Bạn phải kiên nhẫn hơn và tiếp tục cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm. Có thể bắt đầu bằng cách rủ trẻ ăn cùng bàn với người lớn trong gia đình.
3. Cư xử kỳ lạ
Một số trẻ thường bắt đầu thể hiện hành vi kỳ lạ cùng với sự gia tăng về độ tuổi. Từ chối ăn nếu bé nhìn thấy bát đũa hoặc một món gì đó mới.
Bạn phải nhớ rằng trẻ em cũng như người lớn. Chúng có một số sở thích khác nhau. Một số trẻ có thể không thích những thức ăn được chế biến đơn giản như luộc, trẻ khác không thích thực phẩm có hương vị, có trẻ lại thích thức ăn mềm và các loại thực phẩm giòn.
Không nên ép trẻ ăn theo mong muốn của bạn. Khi giới thiệu các loại thực phẩm mới, phải mất 10 lần hoặc nhiều hơn để thuyết phục trẻ ăn món đó cũng là điều dễ hiểu.
4. Cảm cúm
Hãy cho con bạn ăn nhiều trái cây và rau quả để giúp tăng cường hệ miễn dịch trong đó bao gồm việc ngăn ngừa bệnh cúm ở trẻ em.
Nghẹt mũi do cảm lạnh có thể làm giảm sự thèm ăn của trẻ. Điều quan trọng là đảm bảo rằng chúng được bổ sung hàng ngày những viên bổ có chứa vitamin A và D.
Thiếu vitamin A có thể làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ em. Tiếp đó, thiếu vitamin D có thể dẫn đến còi xương, mềm và suy yếu của xương ở trẻ.
Nếu có thể, hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế và cho trẻ uống vitamin miễn phí. Hoặc, cung cấp cho trẻ một loại sữa đặc biệt có chứa vitamin. Đây là một cách để tăng việc tiêu thụ vitamin A hàng ngày cho trẻ.
Giải pháp
Khi các điều kiện trên xảy ra với con bạn, bạn không cần phải hoảng sợ. Có hai giải pháp có thể thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi trẻ khó ăn.
Uống nhiều nước
Uống sữa hoặc nước trái cây và nước lọc là điều mà trẻ thường ưa thích thay vì ăn. Trẻ cần từ sáu đến tám ly (100-120 ml) nước mỗi ngày. Có thể hơn nếu điều kiện thời tiết nóng hoặc trẻ hoạt động nhiều hơn.
Tình trạng mất nước có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi và khả năng học tập của trẻ. Hãy nhớ rằng “Cơ chế khát nước” ở trẻ dưới 5 tuổi không giống như ở người lớn.
Trẻ em thường không nhận ra mình thấy khát nước. Nếu trẻ mải chơi, chúng có xu hướng bỏ qua cơn khát của mình, vì vậy bạn cần phải cho trẻ uống nước thường xuyên.
Giúp trẻ hoạt động thường xuyên
Trẻ em phải được hoạt động ít nhất 60 phút mỗi ngày, do đó, trẻ ăn uống mới ngon hơn. Hiệp hội quốc gia về thể thao và Giáo dục thể chất tiết lộ, mỗi ngày, trẻ nhỏ nên tiến hành hoạt động có cấu trúc vật lý ít nhất 30 phút. Điều này có thể thực hiện bằng cách chia thành ba phân đoạn, mỗi phân đoạn diễn ra trong khoảng 10 phút.
Trẻ em cũng cần có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất không có cấu trúc (chơi tự do). Trẻ có thể đi bộ, chơi nhảy dây và chạy.
Thông thường ở tuổi lên ba, trẻ bắt đầu thích đứng một chân. Hãy luyện trẻ trèo, chơi bóng đã, ném bóng cũng như đạp xe đạp. Những hoạt động này đều rất tốt cho sức khỏe. Để giúp trẻ vui vẻ và phấn khích hơn, hãy dạy cho trẻ đi kiểu chim cánh cụt hoặc ếch, vừa nghe nhạc vừa đánh nhịp bằng chân… để không khí thêm vui vẻ.