Thông thường, người ta phải dùng đến phương pháp sinh mổ do gặp một số vấn đề nguy hiểm mà nếu sinh thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé. Trong một số trường hợp khác phụ nữ sinh mổ do quan niệm thẩm mỹ và để đỡ đau đớn. Đặc biệt có những người còn vì chọn ngày sinh con nên phải mổ đẻ… Dù vậy, trong hầu hết các trường hợp được yêu cầu sinh mổ đều có lý do cấp bách.
Dưới đây là những lý do bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải sinh mổ:
Mang thai nhiều
Khi bạn mang thai đôi hoặc ba, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh mổ để được an toàn cho cả mẹ và các bé. Vì nếu bạn sinh thường sẽ mất rất nhiều sức và ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Mang thai dị tật bẩm sinh
Trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh sẽ được an toàn hơn khi sử dụng phương pháp mổ sinh.
Lần trước đã mổ sinh
Mặc dù phụ nữ vẫn hoàn toàn có thể sinh thường nếu lần đầu đã mổ sinh nhưng trong hầu hết các trường hợp đều không nên. Vì vậy, nếu bạn đã một lần mổ sinh, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về phương pháp sinh cho lần hai này.
Mẹ quá yếu
Khi thai phụ quá yếu, không thể thực hiện được những cơn rặn đẻ, các bác sĩ sẽ phải yêu cầu dùng đến phương pháp mổ sinh.
Thai nhi gặp vấn đề
Nếu em bé không nhận đủ oxy hoặc nhịp tim bất thường, các bác sĩ sẽ phải đề nghị cho bạn sinh mổ để em bé chào đời ngay lập tức.
Gặp vấn đề về nhau thai
Khi nhau thai chặn đường đi ra của em bé; nhau thai bị đứt, gãy (nhau tiền đạo) hoặc nhau thai bị tách biệt khỏi thành tử cung (nhau thai tách rời), bạn sẽ được chỉ định mổ sinh. Những trường hợp này có thể gây chảy máu âm đạo nặng, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ gây tử vong mẹ va bé.
Thai ngôi mông
Thai ngôi mông là khi gần đến tháng sinh nở mà thai nhi vẫn không chịu quay đầu xuống. Trong trường hợp này, bạn sẽ không thể chờ đến khi vỡ ối hoặc chuyển dạ như những trường hợp thai ngôi đầu khác mà sẽ phải sinh mổ trước đó để tránh nguy hiểm cho em bé thai ngôi mông do vấn đề về rau khi vỡ ối.
Sa dây rốn
Khi dây rốn bị sa xuống qua âm đạo trước khi em bé chào đời – cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho em bé – bạn sẽ phải mổ sinh.
An toàn cho mẹ
Để an toàn cho các mẹ bầu bị tiểu đường, tiền sản giật (cao huyết áp khi mang thai) hoặc những vấn đề nguy hiểm khác, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Đối với các mẹ bị nhiễm trùng chẳng hạn như nhiễm HIV, herpes sinh dục…, sử dụng phương pháp sinh mổ sẽ giảm nguy cơ truyền nhiễm cho bé.
Thai nhi quá to
Đôi khi do cổ tử cung giãn nở không đầy đủ hoặc đầu em bé quá lớn khiến bạn không thể sinh thường. Lúc này, sinh mổ là phương pháp an toàn cho bé và cũng giúp mẹ đỡ mất sức hơn.
Chú ý: Lựa chọn phương pháp sinh mổ hay sinh thường là vấn đề khó khăn với nhiều thai phụ. Trong trường hợp cấp thiết phải sinh mổ, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý còn trong trường hợp thai của bạn không có vấn đề gì nghiêm trọng mà bạn vẫn muốn sinh mổ, bạn nên sinh con ở tuần thứ 39 – khi em bé đã đủ cứng cáp nhất. Tuy vậy, chúng tôi cũng nhắc nhở bạn rằng sinh mổ có thể sẽ khiến bạn đau nhức là lâu lành vết thương hơn so với sinh thường. Nếu bạn đang cân nhắc nên chọn phương pháp sinh nào, hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được lời khuyên hợp lí.
le thi bich van đã bình luận
xin chào!
Tôi năm nay 27 tuổi và đang ngừng KHHGD để có thai, nhưng tôi thấy hiện nay có nhiều trường hợp tai biến trong khi sinh, và tôi rất lo lắng. Xin hỏi bác sĩ có cách nào để tránh được tai biến không? Và có lời khuyên nào để tôi không còn lo lắng không? Tâm lý tôi rất yếu! Cảm ơn!