Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Các biện pháp giảm đau khi bà bầu bị tê chân tay

Khi mang thai các mẹ bầu thường có cảm giác đau và tê ngón tay, bàn tay, bàn chân giống như cảm giác kim châm do khi chân tay để yên quá lâu không vận động. Đau và tê tay ở bà bầu chủ yếu là do hội chứng nghẽn rãnh cổ tay (carpal tunnel), khi các ống thần kinh nối lên các ngón tay đi qua đây bị sưng và co kéo các dây thần kinh. Áp lực từ rãnh cổ tay căng phồng sẽ gây ra tê, ngứa ran, nóng và đau các ngón tay, và lan lên cả cánh tay.

1

Các biện pháp giảm đau khi bà bầu bị tê chân tay

– Chế độ ăn uống: Bà bầu cần bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… Nhiều trường hợp thai phụ được chỉ định bổ sung canxi sẽ giảm hẳn triệu chứng tê chân tay. Uống nhiều nước và dùng nhiều chất xơ (để tránh táo bón), trái cây họ cam và các loại ngũ cốc chúng có nhiều vitamin C, E và P có tính năng bảo vệ các tĩnh mạch.

1

– Thường xuyên vận động, xoa bóp các ngón tay hàng ngày cũng làm giảm bớt triệu chứng tê đau. Bạn cũng nên tránh làm những công việc khiến hoạt động bàn tay lặp đi lặp lại, bởi chúng sẽ khiến chứng tê nhức tay nặng hơn.

– Hầu hết bà bầu thường bị tê tay vào buổi đêm. Nếu gặp tình trạng này, bạn hãy thay đổi tư thế nằm. Điều này sẽ giúp giảm phần nào sự khó chịu do chứng nghẽn rãnh cổ tay gây ra.

– Đừng bao giờ gối đầu lên tay khi ngủ. Nếu bị đau trong lúc ngủ, hay dơ tay lên vẩy một chút để giảm cảm giác tê.

– Chườm lạnh cũng là một cách hiệu quả để giảm sưng và đau khi bà bầu bị tê tay. Bạn không nên chườm nóng nhé, bởi nó sẽ khiến tình trạng sưng nề tăng thêm.

– Khi ngồi hãy đặt tay lên một vị trí cao hơn, chẳng hạn gác tay lên cạnh ghế sofa khi xem phim.

– Ngâm tay vào chậu nước có pha vài giọt tinh dầu lavender hoặc hoa cúc cũng giúp giảm chứng tê nhức tay cho bà bầu.

– Đeo vớ (tất): Mang các loại vớ giữ chân nhẹ và mỏng vì nó sẽ giúp xoa bóp chân mà mẹ bầu không nhận ra.

– Nếu cơn đau tay quá nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được kê một số loại thuốc giảm đau, hoặc tư vấn những cách luyện tập hiệu quả.

 

ctvthuy - 21/02/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Chuẩn bị sinh con , Những điều cần biết khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tại sao sinh thường tốt cho cả mẹ và bé?
  • 8 vấn đề cần biết về kỹ thuật đẻ không đau
  • Kinh nghiệm giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng
  • Có thể đẻ thường sau khi đã từng đẻ mổ?
  • Bi hài chuyện chồng đi học lớp “vượt cạn” an toàn cùng vợ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn