Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nên sinh thường hay sinh mổ?

Y học ngày càng phát triển giúp cho các bà bầu có thể lựa chọn cách sinh con theo sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên hầu hết các bác sỹ sản khoa đều khuyên bạn rằng “cách tốt nhất cho mẹ và bé là bạn nên sinh thường”, bạn chỉ nên sinh mổ khi có một số chỉ định cần thiết của bác sỹ. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về vấn đề này.

Việc sinh thường hay sinh mổ nên theo lời khuyên của bác sĩ

Sinh thường có lợi nhiều hơn cho mẹ và thai nhi

Trẻ sinh bằng con đường sinh mổ dễ bị phát sinh hội chứng ngạt thở hơn so với trẻ sinh thường. Nguyên nhân là do việc sinh thường sẽ thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động của thai nhi sau khi sinh ra.

Khi sinh thường tử cung co vào có quy luật và mở ra khi sắp sinh làm tăng tính đàn hồi của phôi thai, giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của phần não.

Khi sinh thường, do tác dụng của áp lực khi sinh, có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi. Trong khi đó, mổ đẻ không có tác dụng này.

Sinh thường có thể khiến cửa âm đạo mở rộng, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi sinh.

Khi nào nên chọn phương pháp sinh mổ?

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, sinh mổ chỉ nên tiến hành trong những trường hợp bắt buộc do không thể sinh thường.

Các thai phụ nên sinh mổ khi có các triệu chứng sau đây:

  • Xương chậu hẹp, dị hình hoặc thai nhi quá lớn(trên 4.000 gr), trong khi xương chậu quá nhỏ.
  • Tử cung có dấu hiệu vỡ, cơn co thắt tử cung yếu, khiến quá trình sinh sản kéo dài, mặc dù dùng nhiều biện pháp xử lí vẫn không có hiệu quả.
  • Xuất huyết nhiều trước khi sinh.
  • Thai phụ trên 35 tuổi.
  • Thai phụ mắc hội chứng cao huyết áp nặng và vừa, từng chữa trị mà không có khỏi.
  • Thai phụ bị bệnh tim khi mang thai.
  • Có tiền sử khó sinh.
  • Có tiền lệ về phẫu thuật: từng mổ tử cung, các vết khâu mổ phẫu thuật không tốt, sau khi mổ bị viêm nhiễm…

Về phía thai nhi:

  • Thai nhi bị ngạt trong tử cung, trụy thai, qua chữa trị mà vẫn vô hiệu.
  • Thai nhi trong bụng mẹ thiếu oxy.
  • Dây rốn bị đứt sớm.
  • Tim thai không tốt.
  • Chức năng của nhau thai giảm khiến thai nhi phát triển chậm trong tử cung, mang thai quá lâu mà chưa có dấu hiệu đau đẻ.
  • Vị trí của thai nhi không đúng, ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược…
  • Ngôi thai khác thường như nằm ngang, thế cằm sau ngôi đầu, không thể sinh ra thông qua âm đạo, ngôi mông lần sinh đầu…

Một vài lưu ý cho các mẹ

Khi thai nhi bước sang tuần thứ 35 trở đi bạn nên đi khám để được bác sỹ theo dõi và chỉ định cho trường hợp của bạn cần sinh mổ hay sinh thường để bạn có sự chuẩn bị chu đáo cho quá trình sinh đẻ của mình. Nhìn chung dù là trường hợp thai của bạn là sinh mổ hay sinh thường thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì sinh đẻ là một hiện tượng rất tự nhiên mà rất nhiều phụ nữ đã làm được, chuẩn bị thật tốt tâm lý cho quá trình sinh đẻ của mình.

Meyeucon.org - 01/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị sinh con

Bài viết liên quan

  • Các biện pháp giảm đau khi bà bầu bị tê chân tay
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú
  • Vài gợi ý giúp chị em thoát khỏi gánh nặng kinh tế sau sinh
  • Tìm hiểu quá trình chuyển dạ đón con yêu
  • Phụ nữ thường đạt cực khoái khi đang sinh con

Bình luận

  1. linh đã bình luận

    15/03/2012 at 9:35 chiều

    chau mang thai duoc 39tuan roi nhung sieu am thi thai chua thuan.nam ngoi ngang,dau o ha suon ben phai.chau lo qua.chau muon sinh thuong thoi,ko muon sinh mo.lieu thai co xoay lai de sinh thuong duoc ko a

    Trả lời
  2. maimc đã bình luận

    23/07/2011 at 8:35 sáng

    Chaò bác sỹ. hiện tại cháu đang rất lo lắng vì ngày đầu kỳ kinh của cháu là 6/6, vòng kinh 30 ngày đến nay cháu đã quá kinh 16 ngày cháu thử que lên 2 vạch. Có hiện tượng căng ngực, đau thắt lưng nhưng siêu âm chưa có túi thai . Tử cung ngả trước, kích thức bình thường, niêm mạc dầy, mặt sau tử cung có 1 khối tăng âm kích thước 26x28mm, phần phụ 2 bên bình thường, không có hiện tượng đau bụng và ra huyết. Liệu cháu có nguy cơ chửa ngoài dạ con không cô. Cháu lo lắm. Cô tư vấn nhanh giúp cháu cô nhé. cháu cảm ơn cô thật nhiều

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      29/07/2011 at 5:29 sáng

      Xin lỗi hôm nay mới thấy câu hỏi của bạn nên làm bạn mong lắm. Khả năng chửa ngoài tử cung cao đấy bạn nhé. Hiện đã vào lại BV chưa? Nếu đúng chửa ngoài TC nên mổ nội soi sớm. Mong bạn may mắn.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn