Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bà bầu nên cẩn trọng với trái cây

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn rất cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ (có trong hoa quả). Vì vậy, tất cả các loại hoa quả tươi đều là một sự lựa chọn lành mạnh. Không có loại hoa quả nào cụ thể mà phụ nữ mang thai phải tránh chỉ có điều bạn nên thận trọng trong việc ăn uống các loại trái cây sau:

Trái cây tốt cho bà bầu, nhưng không phải tất cả

Trái cây chưa được rửa sạch

Vỏ trái cây có thể là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn có hại như listeria (vi khuẩn hình que) – gây những biến chứng nguy hiểm với bà bầu. Tác nhân gây bệnh khác trên vỏ trái cây là E. coli – tuy ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn là mối đe dọa lớn đối với bà bầu và thai nhi. Nhiệt độ cao là cách an toàn nhất để loại bỏ các loại vi khuẩn này. Hoặc bạn có thể rửa sạch chúng bằng cách ngâm với muối và phải gọt vỏ trước khi sử dụng.

Trái cây phi hữu cơ

Những tranh cãi về sự nguy hiểm của dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả với phụ nữ mang thai cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này thì nên chọn những loại trái cây hữu cơ thông thường để sử dụng. Theo nhóm công tác môi trường, những loại trái cây chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu nhất là đào, dâu tây, táo, quất, anh đào, nho và lê.

Nước trái cây chưa được tiệt trùng

Giống như những loại trái cây chưa được rửa sạch, nước trái cây chưa được tiệt trùng có thể là mầm mống gây bệnh như khuẩn salmonela, cryptosporidium và E. coli. Khi những loại nước ép này được tiệt trùng, nhiệt độ cao có thể tiêu diệt bất kỳ tác nhân gây bệnh nào. Nếu bạn lo lắng quá trình tiệt trùng làm giảm lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong đó, bạn có thể tự làm nước ép nhưng nhớ phải rửa sạch trái cây bằng muối.

Trái cây giàu axit

Những trái cây có chứa hàm lượng axit cao như dứa, quả nam việt quất, các loại trái cây có múi như chanh, cam, quýt tuy không có khả năng gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai nhưng bạn vẫn nên tránh chúng nếu bạn đang gặp vấn đề về chứng ợ nóng hay ói, nôn – những vấn đề thường gặp khi mang thai. Thức ăn có tính axit cao có thể làm trầm trọng những triệu chứng này.

Meyeucon.org - 24/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ tư
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ ba
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ hai
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng đầu tiên
  • Mẹ bầu có được ăn thịt chó không?

Bình luận

  1. Lê Hồng Thúy đã bình luận

    22/04/2014 at 2:03 chiều

    Chào MYC!
    Em đang mang thai tuần 32, tuần 30 em siêu âm được 1.6 ký như vậy có nhẹ cân không ạh?
    Nếu bé sinh ra dưới 3 ký thì không được chích ngừa lao và viêm gan B có đúng không ah?
    Em cám ơn nhiều!

    Trả lời
  2. binh xuyen đã bình luận

    29/07/2011 at 10:22 sáng

    Xin chào Mẹ yêu con.
    Cho mình hỏi. Hiện mình mang bầu ở tuần 24. Khoảng 2 tuần trở lại đây thỉnh thoảng mình bị phù chân (ko phù tay và mặt). Trước đó tuần thứ 21 mình đi siêu âm, BS nói baby nhà mình phát triển bình thường, trọng lượng 471g. Xin hỏi như vậy có phải là mình bị phù chân sớm ko, có nguy hiểm ko?
    Mình là viên chức , hay ngồi máy mính làm việc lâu + đi tất da thường xuyên= không biết có phải là nguyên nhân khiến bị phù chân hay ko. MYC giải thích giúp mình với nhé. Cảm ơn MYC nhiều.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      04/08/2011 at 7:01 sáng

      Đúng vậy, không nên ngồi lâu và nên bỏ tất đi dép bằng khi ở cơ quan (dài 8-9 tiếng cơ mà). Cân nặng của bé nhỉnh hơn tuổi thai 21 tuần gần 100gr, nên phát huy dinh dưỡng nhé. Cần uống bổ sung can-xi và sắt.

      Trả lời
  3. khanhvan đã bình luận

    04/07/2011 at 4:19 chiều

    Thân chào MYC! chu kỳ kinh của mình là 30 âm hàng tháng mình quan hệ sau rụng trứng là hôm 14 tháng 5 âm, dùng que thử thì phát hiện có thai. Cho mình hỏi MYC là mình sẽ sinh vào tháng mấy âm lịch. Cảm ơn MYC nhiều

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      04/07/2011 at 6:17 chiều

      Bạn chuyển ngày âm lịch ra ngày dương lịch sau đó ngày + 7, tháng – 3 ra ngày tháng dự kiến sinh.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn