Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Hẹp môn vị ở trẻ

Hẹp môn vị là một căn bệnh bẩm sinh – có nghĩa là một bệnh có ngay từ khi mới sinh. Cơ vòng (môn hạ vị) nối liền bao tử với tá tràng, dầy lên và hẹp lại, ngăn cản không cho những gì chứa đựng trong bao tử thông qua nó mà đi vào ruột non.


Tổng quan bệnh

Hẹp môn vị là một căn bệnh bẩm sinh – có nghĩa là một bệnh có ngay từ khi mới sinh. Cơ vòng (môn hạ vị) nối liền bao tử với tá tràng, dầy lên và hẹp lại, ngăn cản không cho những gì chứa đựng trong bao tử thông qua nó mà đi vào ruột non.

Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi em bé được khoảng một tháng tuổi. Thức ăn tích lại trong bao tử trong khi bao tử co bóp mạnh mẽ để cổ đẩy thức ăn lọt qua môn hạ vị đang dầy cộm lên. Vì thức ăn không đi qua được nên sữa ói vọt mạnh ra sau cữ bú và các lợn cợn sữa kết tủa mùi ngửi khó chịu cùng với chất nhớt có thể vọt ra xa tới một hay hai thước.

Hẹp môn vị là một căn bệnh nghiêm trọng. Chứng nôn ói có thể dẫn tới tình trạng mất nước và không tăng cân.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là bệnh khá thường gặp, khoảng 2-4 trẻ mắc bệnh này/1.000 trẻ sinh ra và có xu hướng nổi trội ở bé nam so với bé nữ với tỉ lệ 4/1, tỉ lệ này tăng cao ở con so.

Khi cha mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh đối với con trai là 5,5% và con gái là 2,4%. Nếu mẹ mắc bệnh thì nguy cơ còn cao hơn nữa, với con trai là 19% và con gái là 7%.

Triệu chứng có thể gặp

  • Nôn ói bắn vọt sau bú, bắt đầu khi bé được khoảng bốn tuần tuổi.
  • Không tăng cân.
  • Yếu đuối và mệt mỏi.
  • Không đi cầu.

Điều bạn cần làm

– Trong trường hợp con bạn nôn mạnh, nôn ói bắn vọt sau ba cữ bú liên tiếp, bạn hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay lập tức.

– Trong khi chờ đợi bác sĩ khám, bạn hãy cho con bú làm nhiều lần những lượng sữa nhỏ để duy trì cho trẻ khỏi thiếu nước.

– Nếu nghi ngờ bị hẹp môn vị, bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ khám bụng trẻ trong khi bú để xem có nắn thấy môn hạ vị nở lớn lên không.

– Bác sĩ sẽ thực hiện một phẫu thuật đơn giản để làm rộng môn vị dầy cộm, chữa khỏi hẳn bệnh.

Chăm sóc trẻ

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho bé bú tăng dần số lượng sữa. Bốn mươi tám giờ sau phẫu thuật, việc cho con bú đã cần phải trở lại bình thường như cũ.

Meyeucon.org - 08/07/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ sơ sinh , Trẻ bị nôn trớ

Bài viết liên quan

  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Mẹo hay chữa nấc cụt cho trẻ
  • Sai lầm “chết người” khi mẹ cho bé bú không đúng cách
  • Chăm sóc bé 6-8 tháng tuổi.
  • Sữa mẹ – Món quà vô giá cho cuộc sống!

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Tổng hợp các cách làm mờ thâm mụn hiệu quả

Tổng hợp các cách làm mờ thâm mụn hiệu quả

Kinh nghiệm trị thâm mụn bằng rau diếp cá

Kinh nghiệm trị thâm mụn bằng rau diếp cá

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

Bài viết nổi bật
  • Làm sao để tóc nhanh dài hơn?
  • Viên uống mọc tóc Maxxhair có tốt không?
  • Tìm hiểu về mụn trứng cá tuổi dậy thì
  • Review – phản hồi khách hàng về kem ngừa mụn Sahemul
  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn