Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cách xử lý khi bé chảy máu mũi

Nếu con bạn bị chảy máu mũi, bạn sẽ phải làm thế nào? Liệu nó có nghiêm trọng không và bạn có phải đưa bé đi gặp bác sĩ?

Những điều cơ bản cha mẹ cần biết khi trẻ

– Hãy ôm ấp trẻ trong lòng và nói điều gì đó trấn an con để trẻ cảm thấy yên tâm hơn như: “Chúng ta hãy ngồi xuống, sau đó con sẽ cảm thấy tốt hơn thôi. Mẹ đang ở đây và mẹ đảm bảo rằng con không sao cả!”.

– Khi con bạn đang ngồi xuống, giữ lỗ mũi của trẻ bằng các ngón tay của bạn, hoặc khăn tay hoặc một chiếc khăn mặt.

– Giữ mũi của trẻ trong 10 phút trước khi cho phép trẻ đi lại.

– Có thể là một ý tưởng tốt để lúc này bạn nên đọc một câu chuyện hấp dẫn hay cho trẻ xem truyền hình trong khi chờ đợi để chuyển hướng sự chú ý của trẻ.

– Sau khi máu mũi của trẻ đã ngừng chảy, bạn không nên để trẻ chơi bất kỳ trò chơi phải vận động mạnh mẽ nào trong một vài giờ nhằm ngăn chặn trẻ bị chảy máu mũi một lần nữa.

– Nói cho con bạn rằng không được lấy tay chọc ngoáy mũi, chà xát hoặc thổi mũi của mình trong một vài ngày.

– Nếu máu mũi vẫn tiếp tục chảy, hãy thử áp dụng những cách trên một lần nữa.

– Nếu máu mũi của trẻ vẫn chảy không ngừng, hãy gọi bác sĩ.

Tại sao phải giữ mũi khi trẻ chảy máu cam?

Cha mẹ trẻ nên cầm, bóp nhẹ mũi trẻ sẽ ép trực tiếp trên tĩnh mạch chảy máu. Điều này làm máu nhanh ngừng chảy và sẽ nhanh đông lại hoặc đóng vảy dày lên.

Tại sao nên để con bạn ngồi xuống?

Máu sẽ ngừng chảy nhanh hơn nếu con bạn đang ngồi thay vì nằm xuống. Khi nằm xuống, huyết áp tăng lên, máu được bơm qua các tĩnh mạch sẽ làm cho mũi chảy máu nhiều hơn và khó hơn để ngăn chặn.

Ngoài ra nếu con bạn nằm xuống, máu sẽ chạy xuống cổ họng của trẻ. Nếu trẻ nuốt nhiều máu sẽ dẫn đến bị nôn mửa.

Tại sao một số trẻ lại bị chảy máu cam thường xuyên hơn các trẻ khác?

Một số trẻ có các tĩnh mạch nằm gần với màng nhầy của mũi hơn những đứa trẻ khác. Các tĩnh mạch này rất gần với da, vì thế chúng có nhiều khả năng bị trầy xước khi trẻ ngoáy, chà tay trên mũi hoặc ứng xử thô bạo với mũi.

Một số trẻ có nhiều khả năng bị chảy máu mũi vì móng tay của trẻ quá dài. Do đó, bạn nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.

Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam, có nên đến bác sĩ kiểm tra?

Nếu chảy máu cam là do tĩnh mạch rất gần với da, chúng có thể được ngăn ngừa bằng cách đốt. Đây là một thủ tục đơn giản và bạn có thể đưa trẻ đến thực hiện ở các phòng khám của các bệnh viện đa khoa.

Chảy máu cam ở trẻ có nguy hiểm không?

Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam, chảy máu cam lâu và khó dừng lại, khi ấy bạn cần phải mang trẻ đến bác sĩ để kiểm tra. Hiếm khi việc chảy máu có thể do vấn đề nào đó. Nhưng để chắc chắn, điều này có thể được xác định bởi một xét nghiệm máu.

Khi nào nên gọi bác sĩ nếu con bạn bị chảy máu cam?

– Nếu trẻ có nguy cơ bị vỡ mũi.

– Trường hợp chảy máu không thể dừng lại

– Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam mà phải mất hơn 15 phút để dừng lại.

– Nếu trẻ bị khó thở.

– Nếu trẻ chảy máu ở nơi khác, ví dụ từ tai hoặc lợi của trẻ.

Meyeucon.org - 14/07/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • 5 Cách bổ sung estrogen cho tuổi dậy thì
  • Vì sao bữa ăn của trẻ nên kéo dài không quá 20 phút?
  • Mẹo vặt trị bệnh cho trẻ (P2)
  • Phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách
  • Chế độ dinh dưỡng quyết định trí thông minh của trẻ 

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn