Rau, củ, quả rất tốt cho sức khỏe nói chung bởi lượng chất xơ và vitamin tự nhiên rất dồi dào. Tuy nhiên không phải lúc nào hay ăn nhiều cũng đều tốt, mỗi loại rau củ quả có những điểm lưu ý riêng. Bạn hãy cùng tham khảo những chú ý sau đây nhé.
Cho bé ăn cà chua trước giờ ăn
Các bác sĩ khuyên rằng nên cho trẻ ăn cà chua sau bữa ăn. Như vậy, sẽ giúp làm giảm lượng axit có trong dạ dày, giúp bé không còn cảm thấy khó chịu và buồn nôn.
Cho bé uống hỗn hợp nước cà rốt và củ cải
Không nên trộn cà rốt và củ cải ép cho bé uống bởi vì trong cà rốt có chứa vitamin C, có thể phá hủy các enzyme có lợi trong củ cải.
Ngâm nấm quá lâu trong nước
Trong nấm có chứa rất nhiều lysergic, khi nhận được ánh sáng mặt trời, chất này sẽ biến thành vitamin D có lợi cho bé. Tuy nhiên nếu chúng ta ngâm nấm quá lâu trong nước sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không nên nấu nấm trong nồi đồng vì cách nấu này cũng làm giảm lượng dinh dưỡng và gây ra một vài phản ứng không tốt cho trẻ.
Sử dụng quá nhiều cà rốt
Mặc dù cà rốt rất tốt cho sức khoẻ của bé, tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng. Cho con uống hay ăn nhiều cà rốt và cà chua cũng không tốt. Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Thậm chí, ban đêm bé còn hay giật mình, sợ hãi, khóc và nhiều triệu chứng nữa.
Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung lượng cà rốt hợp lý, mỗi ngày không nên quá 5mg. Ăn như vậy mới có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.
Cho bé ăn nhiều mướp đắng, cải bó xôi
Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ khiến lượng axit oxalic có trong đó ngăn cản sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Vì vậy, trước khi cho bé ăn mướp đắng, các mẹ nên luộc trong nước sôi để loại bỏ axit oxalic.
Trong cải bó xôi cũng có chứa nhiều axit oxalic, vì vậy các mẹ không nên cho bé ăn nhiều để bé có thể phát chiều cao toàn diện và không mắc chứng loãng xương.
Cho bé ăn giá sống
Giá đỗ là loại rau có chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, dạ dày của trẻ em không tốt như người lớn. Vì vậy các mẹ nhất định phải làm chín giá trước khi cho bé ăn để tránh khiến bé bị đau đầu, buồn nôn và chóng mặt.
Để tỏi tây qua đêm
Tỏi tây sau khi đã chế biến nên ăn hết ngay chứ không nên dùng lại sau khi để trong tủ lạnh qua đêm. Nếu bạn cho bé ăn tỏi tây để qua đêm dễ khiến bé có thể bị ngộ độc thức ăn.
Không nên nấu rau chín quá kỹ
Rau xanh nếu nấu chín kỹ sẽ khiến chất nitrat trong rau chuyển thành nitrit khiến bé bị ngộ độc.