Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Quá trình thụ thai không nên quá căng thẳng

Sự căng thẳng trong quá trình thụ thai không những làm giảm cơ hội thành công mà nếu thành công cũng có thể ảnh hưởng tới em bé sau khi chào đời. Chính vì vậy theo lời khuyên của các bác sĩ phụ sản, nếu bạn đang mong chờ em bé thì cũng đừng quá căng thẳng nóng vội, hãy bình tĩnh và cố gắng tận hưởng cảm giác thay vì “gò ép”.

Chị Nguyễn Thanh Lan (Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi rằng hai vợ chồng đã kết hôn đến 3 năm nay, cũng đã nỗ lực nhiều lắm mà vẫn không thể mang thai dù rằng hai vợ chồng khỏe mạnh bình thường và cũng chưa sử dụng bất cứ phương pháp tránh thai nào từ ngày lấy nhau. Thế mà chuyện nhỏ ấy mãi vẫn không thể thực hiện được trong khi xung quanh bạn bè đồng nghiệp cứ có “tin vui” rầm rầm.

Tôi lại đem câu chuyện của một chị bạn làm cùng kể với chị biết đâu việc chậm trễ mang thai của chị Lan cũng giống như chị bạn tôi. Hai anh chị bạn tôi sau 1 năm trời cố gắng thụ thai không thành đã vô cùng tuyệt vọng và chuẩn bị tâm lý đi điều trị vô sinh. Thời gian đó, họ không còn quá lo lắng đến việc thụ thai nữa vì xác định có thể sẽ không mang thai được. Ấy vậy mà chính lúc không lo lắng, phiền muộn gì cả, hai người lại bất ngờ đón nhận “tin vui”. Khi đến phòng khám, họ được các bác sĩ tư vấn rằng nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ mang thai suốt những năm qua có một phần do tâm lý của cả hai người. Sự lo lắng thái quá khiến sự việc trở lên trầm trọng và làm giảm khả năng mang thai.

Theo các chuyên gia khoa sản, mỗi tháng chị em chỉ có cơ hội thụ thai khoảng 20-30% vì vậy, việc thụ thai trong một sớm một chiều không hề dễ. Rất nhiều cặp đôi phải mất đến 1 năm cố gắng mới có thể mang thai. Tâm lý lo lắng sau 6 tháng cố gắng thụ thai mà chưa có tín hiệu gì khiến nhiều cặp vợ chồng sinh ra lo lắng và đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến họ mãi không có “tin vui”.

Tuy vậy, nhiều người vẫn phân vân liệu đây có phải là sự thật và có phải càng cố gắng thụ thai càng làm giảm khả năng mang thai?

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều tranh luận về tác động của căng thẳng (stress) đến khả năng sinh sản. Một số nhà nghiên cứu cho rằng căng thẳng trong thời gian quan hệ sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và là nguyên nhân gây vô sinh nhưng giả thuyết này chưa thuyết phục được tất cả mọi người. Tuy vậy, ảnh hưởng của nó thì không thể phủ nhận. Đối với các cặp vợ chồng, thời gian đầu cố gắng thụ thai thường xuất phát với tâm lý nhiệt tình, lạc quan nhưng sau quãng thời gian dài không có kết quả sẽ khiến tâm lý họ thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng.

Dù vậy, các nhà khoa học cũng cho biết thêm đây không phải là nguyên nhân chính đối với những cặp đôi đã cố gắng thụ thai từ 2-3 năm mà vẫn chưa có kết quả. Thông thường, các cặp đôi sẽ có kết quả sau 1 năm cố gắng còn nếu bạn đã cố gắng thụ thai sau 2-3 năm thì thường do vấn đề sinh lý. Trên thực tế, 90% các cặp vô sinh có nguyên nhân do vấn đề sinh lý trong cơ thể. Vì vậy, nếu trên 1 năm cố gắng mà vẫn không có thai thì bạn nên đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.

Sự thật về tỷ lệ những người mang thai sau khi ngừng cố gắng thụ thai?

Dù chưa đưa ra được những bằng chứng khoa học chứng tỏ stress ảnh hưởng đến khả năng thụ thai nhưng có rất nhiều câu chuyện về việc mang thai sau thời gian dài đợi chờ trong vô vọng như câu chuyện của chị bạn mà tôi nói ở trên. Theo thống kê có khoảng 5% chị em có thai sau khi thay đổi lối sống lành mạnh, lạc quan và thoải mái khi quan hệ tình dục sau 1 năm cố gắng trong vô vọng.

Meyeucon.org - 21/07/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai

Bài viết liên quan

  • 10 lý do khiến bạn khó có thể thụ thai
  • Chuẩn bị mang thai: mẹ nên làm gì?
  • Công nghệ tạo ra em bé hoàn hảo trong tương lai
  • Những dấu hiệu cho biết chắc chắn bạn đã có thai
  • Giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn