Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thai ngoài tử cung: phòng ngừa như thế nào?

Tỷ lệ phụ nữ mang thai ngoài tử cung chiếm hơn 2,5% trong tổng số những trường hợp mang thai hiện nay, theo thống kê của các bác sĩ khoa sản, đây là con số đáng báo động. Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm cho cả mẹ và con, việc phòng ngừa và phát hiện sớm để xử trí kịp thời là rất cần thiết.

Siêu âm thai
Nên đi khám thai sớm để phát hiện các vấn đề bất thường

Vậy làm thế nào để phòng ngừa mang thai ngoài tử cung cho phụ nữ?  Theo các chuyên gia khoa sản, để phòng ngừa vấn đề này, chị em nên:

– Hạn chế nạo phá thai.

– Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong giai đoạn sau sinh và cho con bú.

– Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai đảm bảo, an toàn.

– Tránh không mắc bệnh lậu, chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bằng cách sử dụng màng ngăn hay mũ trùm cổ tử cung hoặc yêu cầu bạn tình sử dụng bao cao su.

– Phẫu thuật ở hệ sinh dục, ruột hoặc vùng bụng dưới có thể để lại sẹo, làm tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung.

– Nên đi khám thai sớm:

  • Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén)
  • Khi bị đau bụng hay ra máu bất thường vào giai đoạn sớm của thai kì.
  • Nếu có thai ở những người đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó.

– Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, thai phụ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời.

– Khi có viêm nhiễm sinh dục nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.

Việc khám thai sớm và phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng váng và tử vong (trong trường hợp nguy hiểm), gia tăng khả năng giữ được vòi trứng nhằm duy trì khả năng có thai lại bình thường.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của thai nhi , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Dị tật thai nhi và những điều mẹ mang thai nên tránh
  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh
  • Thai nhi bị sứt môi, hở hàm ếch: nỗi lo của mẹ
  • Để hạn chế nguy cơ sẩy thai
  • Những bài thuốc giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mất con

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

Kinh nghiệm trị thâm mụn bằng rau diếp cá

Kinh nghiệm trị thâm mụn bằng rau diếp cá

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Bài viết nổi bật
  • Làm sao để tóc nhanh dài hơn?
  • Viên uống mọc tóc Maxxhair có tốt không?
  • Tìm hiểu về mụn trứng cá tuổi dậy thì
  • Review – phản hồi khách hàng về kem ngừa mụn Sahemul
  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn