Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Bệnh cảm cúm ở thai phụ ảnh hưởng xấu tới thai nhi

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm thông thường, thường lây lan qua đường hô hấp nên rất nhiều người bị mắc bệnh. Với những người không mang thai thì việc mắc cảm cúm không có gì nguy hiểm nhưng với bà bầu thì việc mắc cảm cúm có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Ảnh hưởng của cúm đến thai nhi

Phụ nữ mang thai là những người dễ mắc cảm cúm bởi vì trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ bị giảm đi, khả năng miễn các dịch bệnh giảm theo, cảm cúm cũng là một loại dịch bệnh lây truyền nhanh qua đường hô hấp. Vì thế khi mang thai, nếu thai phụ tiếp xúc với môi trường có chứa virut gây cúm thì rất dễ mắc phải.

Virut cúm có ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ đó là làm cho nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên nhanh chóng gây sốt, sổ mũi, rát họng… ở thai phụ, đặc biệt chúng còn làm rối loạn sự trao đổi chất sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Nguy hiểm hơn chúng có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não và dị dạng đầu nhỏ. Sốt cao và độc tố còn kích thích tử cung thai phụ co bóp, gây sảy thai hoặc sinh non. Những trẻ sinh non do người mẹ mắc cúm thường khó bảo toàn được tính mạng.

Thai phụ mắc cúm trong giai đoạn mang thai từ khi bắt đầu mang thai đến tuần thai thứ 12 thường ảnh hưởng nhiều nhất đến thai, giai đoạn này có thể gây ra sảy thai, thai nhi dị dạng hoặc tim bẩm sinh.

Thai phụ mắc cúm trong giai đoạn từ tuần thai thứ 12 đến 25 ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hơn các giai đoạn khác.

Thai phụ mắc cúm trong giai đoạn từ tuần thứ 25 trở đi thì cần đề phòng sinh non.

Thai phụ cần làm gì?

Trong thời gian mang thai bạn cần hết sức phòng tránh nhiễm cúm. Để tránh nhiễm cúm bạn cần tăng cường ăn các loại rau quả có chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tránh đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với người mắc cúm, trang bị quần áo, khăn, khẩu trang, mũ… cẩn thận khi đi ra ngoài, cần để ý đến sự thay đổi của thời tiết để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Nếu bị mắc cúm thì cần nghỉ ngơi để theo dõi, nếu sốt nhẹ dưới 38 độ thì bạn có thể nghỉ ngơi, bổ xung nhiều vitamin C và theo dõi sức khỏe, nếu sốt cao đặc biệt là trên 39 độ hoặc sốt kéo dài quá 3 ngày thì cần đến bệnh viện khám.

Để hạ nhiệt, thai phụ có thể dùng khăn mát trườm trán hoặc dùng Ethanol 40% để xoa vào cổ và 2 bên nách.

Sau thời gian mắc cúm, thai phụ cần kịp thời đi kiểm tra để theo dõi thai nhi và nhận được tư vấn kịp thời của bác sỹ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • [Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?
  • Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?
  • Bà bầu bị đau mỏi chân do đâu? Cách xử lý như thế nào?
  • Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?
  • Cách giúp mẹ bầu giảm tiểu đêm hiệu quả

Bình luận

  1. lê thanh phượng đã bình luận

    15/12/2012 at 8:39 sáng

    các mẹ ơi.thai em hơn 36 tuần rồi mà em bị cảm cúm.em lo quá,không biết phải làm sao.các mẹ chỉ dùm em nha

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn