Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Mẹ đang cho con bú cần cảnh giác với nhiều loại thực phẩm

Nhiều bà mẹ đang cho con bú luôn nghĩ rằng phải ăn nhiều loại thức ăn đa dạng để đủ sữa và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho con.

Tuy nhiên, sẽ là tốt hơn nếu bạn tránh một số loại thực phẩm có xu hướng kích thích dạ dày của bé, bởi mọi thứ mẹ ăn đều có thể truyền sang con thông qua dòng sữa mẹ.

– Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi mẹ ăn sôcôla. Nếu thực vậy thì tốt nhất, mẹ nên loại trừ các thức ăn gây kích thích trong chế độ ăn uống của mình.

Một số phụ nữ thấy rằng uống ca cao nóng hoặc hạt carob thay cho sôcôla sẽ tốt hơn là ăn uống những thứ liên quan đến sôcôla.

– Quả bơ cũng có thể gây ra vấn đề khó chịu với dạ dày khó của trẻ, vì nó phản ứng với các thành phần khác trong sữa mẹ. Mặc dù quả bơ vốn là một loại trái cây dinh dưỡng tuyệt vời, chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng trước khi ăn, bạn nên thăm dò phản ứng của con bạn khi bé bú sữa mẹ.

– Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

– Bạn nên giới hạn việc dùng gia vị trong thời gian cho con bú, bởi gia vị cũng là một nguyên nhân khiến trẻ khó tiêu hóa.

– Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu.

Khi cho con bú, người mẹ không nhất thiết phải tránh xa các loại thực phẩm nói trên, nhưng điều quan trọng là mẹ phải quan tâm xem phản ứng của em bé thế nào sau khi mẹ ăn những món đó. Ban đầu, nên ăn một chút để thử phản ứng của con, nếu thấy con khó chịu, tốt nhất bạn nên kiêng hẳn tới khi con không còn bú nữa để tốt cho cả mẹ và con.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ sơ sinh , Cho con bú sữa mẹ , Dinh dưỡng & Sức khỏe , Dinh dưỡng cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • Bé sơ sinh có cần uống thêm nước?
  • Đẻ non: nuôi trẻ như thế nào?
  • Đảm bảo sức khoẻ của mẹ và bé
  • Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ đang giảm
  • Sữa mẹ – Món quà vô giá cho cuộc sống!

Bình luận

  1. Nguyễn hà đã bình luận

    18/08/2011 at 12:12 chiều

    Bé trai nhà mình đc hơn 5 tháng tuổi nhưng khoảng hơn tháng trở lại đây bé bú mẹ ít đi, mỗi lần bú của bé chỉ kéo dài khoảng 5 phút, nhiều khi bé chỉ bú 1,2 hơi rồi thôi. Cố cho bé bú thì bé khóc. Do đó, mình phải cho bé bú vặt rất nhiều. Tuy nhiên, ban đêm bé lại bú khỏe và tình giấc bú nhiều lần, sáng nào bụng bé cũng căng tròn. Mình cũng cố gắng giữ trật tự ban ngày cho bé bú nhưng không cải thiện mấy. Tháng đầu bé tăng 1,7kg, tháng 2 là 1,2, những tháng còn lại chỉ tăng 5-6gr thôi. Mình rất lo lắng. Xin meyeucon.org tư vấn giúp.
    Cảm ơn.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      07/09/2011 at 9:01 sáng

      Bạn nên nấu cháo lấy nước cháo loãng pha sữa cho bé, sữa sánh và thơm sẽ làm bé thích hơn đấy, cũng nên tập cho bé quen dần với chất tinh bột. Bữa cuối trước khi đi ngủ nên cho bé ăn sữa công thức sẽ no lâu và ít quấy mẹ để bạn được ngủ dài hơn. Từ 3-6 tháng bé trai tăng trung bình 0,6-0,7 kg/ tháng, 6-9 tháng tăng 0,5 kg, 9-12 tháng tăng 0,4 kg để 1 tuổi đạt 10-10,5 kg.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn