Ngôi thai lý tưởng nhất để cuộc sinh nở thuận lợi là ngôi xoay đầu, đầu bé chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Thông thường từ tuần thai thứ 28 thai nhi bắt đầu xoay đầu và chúc đầu xuống phía dưới xương chậu để ổn định vị trí ngôi thai chuẩn bị cho hành trình chào đời của bé.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mặc dù đã đến kỳ sinh đẻ nhưng ngôi thai vẫn nằm ở những vị trí khác nhau buộc các bác sỹ phải chỉ định đẻ mổ cho các sản phụ.
Ngôi thai là gì?
Ngôi thai là phần thai trình diện ngay khung chậu mẹ, là phần sẽ đi vào ống sinh dục và ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên. Ngôi thai được chia thành 3 dạng: ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang (hoặc xiên).
Ngôi đầu
Có 4 kiểu
– Nếu đầu em bé cúi tốt, bác sĩ khám mẹ và sờ thấy thóp sau, gọi là ngôi chỏm.
– Nếu đầu em bé không cúi tốt, hơi ngửa, sờ được thóp trước, gọi là ngôi thóp trước.
– Nếu đầu em bé ngửa lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm, gọi là ngôi trán.
– Nếu đầu em bé ngửa hết cỡ, sờ thấy cằm, gọi là ngôi mặt.
Ngôi mông
Là trường hợp ngôi thai bị ngược, đầu em bé hướng lên trên, mông quay xuống dưới phía tử cung của mẹ, gồm hai kiểu:
– Ngôi mông đủ: thai nhi có tư thế ngồi xếp bằng trong tử cung. Khi bác sĩ khám mẹ sẽ sờ được mông và hai bàn chân bé.
– Ngôi mông thiếu: gồm các trường hợp nhỏ – kiểu mông (thai nhi vắt ngược hai chân lên ôm sát vào ngực, bác sĩ khám sẽ sờ thấy mông bé, không thấy chân), kiểu chân (thai nhi đứng, sờ được chân mà không thấy mông) và kiểu gối (em bé quỳ, sờ được đầu gối).
Ngôi ngang hay xiên
Thai nhi nằm chắn ngang hoặc xiên cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng. Trường hợp này xảy ra khi nhau thai nằm thấp hoặc sản phụ mang thai đôi.
Cách sinh như thế nào đối với mỗi dạng ngôi thai?
Ngôi đầu
Khi xác định ngôi chỏm và ngôi mặt, thai phụ có thể sinh bằng phương pháp tự nhiên. Nếu thai nhi ngôi mặt nhưng có cằm xoay về phía lưng mẹ, trường hợp này phải sinh mổ.
Trường hợp thai nhi ngôi thóp trước và ngôi trán, thai phụ nên sinh mổ. Lý do là đầu em bé ngửa lưng chừng nên đường kính đầu đi qua khung chậu lớn, không đi qua được.
Ngôi mông
Trong các trường hợp xác định ngôi mông, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ có chọn lọc, tức là không phải tất cả các trường hợp phải mổ. Tuy nhiên, vì muốn độ an toàn cao cho cả mẹ lẫn con nên bác sĩ chỉ định cho mổ nhiều hơn. Trường hợp ngôi mông đủ và mông thiếu kiểu mông, thai phụ có thể sinh thường. Tùy theo sức khỏe của mẹ, sự xoay trở của thai nhi trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp cho sản phụ.
Riêng ngôi mông kiểu chân, người mẹ được chỉ định sinh mổ. Ngoài ra, ngôi mông cùng những bất thường khác như vỡ ối, tử cung có vết mổ cũ, sinh đôi, con so nặng trên 3 kg…, bác sĩ cũng sẽ chỉ định sinh mổ.
Ngôi ngang hoặc xiên
Ngôi ngang bắt buộc phải sinh mổ, không có cơ chế sinh thường vì cơ thể bé không thể qua được khung chậu.
Thực hiện xoay thai
Khi phát hiện ngôi thai không thuận, có thể lúc khám bác sĩ sử dụng các phương pháp xoay ngôi thai, có thể phân thành phương pháp xoay ngoài và phương pháp xoay trong.
– Điều kiện: Áp dụng phương pháp này cần chuẩn bị các điều kiện như: Thai và tử cung bình thường, không có tiền sử mổ tử cung hoặc tiền sử sảy thai, xương chậu không hẹp, thai nhi còn chưa lọt vào xương chậu, không có hội chứng cao huyết áp trong khi mang thai.
– Thời gian thuận lợi nhất để xoay thai là trước tuần thai thứ 32 và thai có thể xoay chuyển tự nhiên, nhưng sau tuần 32, thai nhi khá to, xoay chuyển sẽ khó khăn. Nếu sang tuần 36, thậm chí sau khi chuyển dạ, thai nhi vẫn chưa lọt xuống xương chậu, tử cung co lại không nhiều thì cần phải áp dụng phương pháp xoay ngôi thai.
– Trước khi thực hiện xoay thai, sản phụ nên giữ tinh thần thoải mái, đi tiểu tiện, nên hít thở sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thay đổi ngôi thai trong khi đang chuyển dạ
Sinh trong bệnh viện thường phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử áp dụng những mẹo sau khi chưa phải nằm trên bàn đẻ:
- Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt.
- Nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.
- Nhờ ai đó mát xa lưng khi chuyển dạ.
- Đung đưa hông trong khi có các cơn gò để giúp bé “đổi hướng” trong quá trình di chuyển ra ngoài.
- Tránh ngồi ghế hay ngồi giường với vị trí nằm ngửa.
- Nếu cảm thấy quá mệt trong khi chuyển dạ thì hãy nằm nghiêng và dạng chân để hông luôn mở rộng, giúp quá trình chuyển dạ không bị ảnh hưởng.
Những lưu ý khi thực hiện xoay ngôi thai
Ngôi thai không thuận có nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu ngôi ngược do dây rốn ngắn hoặc dây rốn quấn cổ, càng xoay, dây rốn càng dễ đứt, gây bong nhau hoặc chảy máu trong tử cung. Trường hợp ngôi ngược do tử cung dị dạng, việc xoay thai dễ gây vỡ tử cung.
Như vậy, với hiện tượng ngôi ngược hoặc ngôi ngang, việc xoay thai là không cần thiết. Nếu không cẩn thận có thể gây nguy hại cả mẹ lẫn con. Tốt nhất, bạn nên đi khám định kỳ và bác sĩ sẽ có chỉ định hợp lý.
thuan đã bình luận
"Chào bác sĩ ! em sinh ngày 11/2/1987 còn chồng em sinh ngay 4/9/1987. chồng em là Lê Minh Đức. chúng em dự định đặt tên cho con gái em ( dự sinh 27/2/2012 ) sắp sinh là Lê Quỳnh Phương Ly hoặc Lê Quỳnh Chi. Bác sĩ tư vấn giúp em xem tên đó có hợp không a? Có thể giúp em một số tên khác tham khảo được không ạ? Cảm ơn bác sĩ !"
Nguyễn Thị Ngọc Mai đã bình luận
Vợ chồng em chọn tên cháu là Lâm, nhờ MYC tư vấn giúp tên đệm cho cháu, Cháu trai, dự sinh vào 20/11/2011
Tên vợ: Nguyễn Thị Ngọc Mai. sinh ngày 27/2/1986
Tên chồng: Bùi Đức Toàn, sinh ngày 23/7/1983
Meyeucon.org đã bình luận
Bạn tham khảo bài viết sau rồi lựa đệm phù hợp –> http://meyeucon.org/14989/ten-hay-cho-be-trai-theo-van/
Hảo đã bình luận
Bùi Đức Lâm cũng oki đấy bạn àh. VC mình có ông bạn tên Bùi Đức Lâm, giỏi lắm ! hihi