Hỏi:“Tôi đang có kế hoạch mang thai. Công việc của tôi là ngồi trước màn hình máy tính suốt cả ngày. Điều này có ảnh hưởng đến thai không? Tôi nghe nói màn hình máy tính có thể gây dị tật cho thai?”.
Trả lời: Theo tiến sĩ Marjorie Greenfield giải đáp:
Có một thời gian, người ta tin rằng các bức xạ điện từ, từ thiết bị điện tử như màn hình máy vi tính, có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khẳng định đó chỉ là tin đồn, không có cơ sở thực tế.
Nếu bạn muốn hạn chế dị tật cho bào thai (dị tật bẩm sinh xảy ra ở 3% bé sơ sinh, trong đó 1% là dị tật nghiêm trọng) thì bạn nên tham khảo vài gợi ý sau:
Bắt đầu bổ sung axit folic
Bổ sung 400 microgram (0,4 mg) axit folic/ngày được chứng minh là giảm 50% nguy cơ nứt đốt sống và các dị tật bẩm sinh khác. Kể từ lúc các cơ quan của phôi thai hình thành trong những tuần đầu tiên của thai kỳ (khi một số người mẹ thậm chí không biết mình đang mang thai) thì bổ sung axit folic vẫn vô cùng cần thiết).
Điều chỉnh sức khỏe của bạn
Béo phì (chỉ số cơ thể hơn 30) làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, ngay cả đối với các mẹ không mắc bệnh tiểu đường.
Nhiều người mẹ cần thay đổi lối sống, khi họ bắt đầu kế hoạch cho việc mang thai để cải thiện sức khỏe. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể bình thường là những thói quen tốt cho việc mang thai.
Nếu bạn có một bệnh nào đó
Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về kế hoạch mang thai. Phụ nữ với bệnh tiểu đường có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu giai đoạn đầu thai kỳ.
Một số thuốc (ví dụ thuốc chống động kinh) có thể gây ra dị tật bẩm sinh
Đôi khi, tự ngừng một loại thuốc cũng gây nguy cơ cho em bé của bạn. Vì thế, không nên tự ngưng dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Tốt nhất, bạn cần có kế hoạch cụ thể trước khi bạn mang thai.
Những phụ nữ khỏe mạnh cũng nên đi khám tổng quát trước khi mang thai
Tuổi của bạn, tiền sử gia đình, thuốc men, lối sống… có thể được xem xét. Bạn cũng có thể cần được kiểm tra di truyển (như phát hiện chứng xơ nang phổi)…
Lưu ý: Đừng đợi khi có thai rồi mới nghĩ tới việc ngăn ngừa dị tật. Khi bạn có thai tức là các cơ quan của phôi thai đã hình thành và cơ hội để phòng tránh khuyết tật bẩm sinh đã bị bỏ lỡ. Hãy lập kế hoạch trước để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc.
Dung huynh đã bình luận
Xin chào bác sĩ Thanh Hương, Tôi năm nay 37 tuổi, đang có thai được 16 tuần, Tôi đi khám và theo dõi rất kỹ vì đây là con đầu lòng. Bác sĩ bảo bé khỏe và nước ối tốt, Tôi vẫn uống Obimin plus đều đặn từ tuần thứ 6, Tôi đã uống Axit folic trước khi có thai khoảng 4 tháng, nhưng Tôi đã tạm ngưng trước khi có thai khoảng gần 1 tháng vì thấy có vẻ bị táo bón, khi biết có được 5 tuần Tôi mới uống lại, có nghĩa Tôi đã không bổ xung được Axit folic gần 2 tháng trước và trong mấy tuần đầu thai kỳ, Tôi muốn hỏi như vậy Tôi có bị thiếu Axit folic trong giai đoạn quan trọng để hình thành bé không? Xin cảm bác sĩ.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Chỉ là bổ sung thôi, nhiều người không uống cũng không sao bạn nhé. Tuy nhiên bạn đã lớn tuổi nên uống thì tốt hơn. Bạn nên khám thai trong CT sàng lọc trước sinh để theo dõi sớm phát hiện bất thường (nếu có).
Minh Châu đã bình luận
chào bác sĩ ạ! hiện tại cháu đang mang thai ở tuần thai thứ 30, nhưng vùng kín của cháu ra rất nhiều dịch nhầy, cháu có tìm hiểu thì được biết đó chính là huyết trắng, nhưng không nặng mùi. nếu thời tiết nóng bức, cơ thể ra quá nhiều mồ hôi thì ở đó rất ướt và khó chịu, thay rửa thì cháu thấy có mùi chua như mùi mồ hôi. đôi khi rủa ở vùng kín cháu thấy dịch như đóng vón lại, tạo thành cục nhỏ nếu dùng tay bóp ra thì thấy khá dẻo. cháu rất hoang mang và không biết như thế có ảnh hưởng gì tới e bé trong bụng cháu không ạ? ( bình thường một ngày cháu thay rửa vùng kín 3 lần, rửa xong cháu thấm khô, sử dụng quần áo khô và sạch) cháu rất mong bác sĩ cho cháu lời khuyên để cháu yên tâm hơn. cháu cám ơn bác sĩ!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên dùng băng VS hàng ngày, thay 2 lần/ ngày vừa thấm khô vừa sạch muốn thay lúc nào cũng nhanh. Dịch âm đạo ra không hôi, không ngứa là bình thường.