Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Biết chữ trước khi vào lớp 1, con tôi tỏ ra chủ quan

Hỏi: Tôi có con gái thứ 2 năm nay vào lớp một, vợ chồng tôi không tạo sức ép nào vì đã có kinh nghiệm từ đứa lớn, kiểu gì thì hết lớp một cũng sẽ đọc thông viết thạo. Tuy nhiên ở nhà chị cháu cũng có dạy và cháu đã tự đọc được tuy chưa suôn sẻ lắm, nhưng vì vậy tôi lại thấy cháu chủ quan vì tuyên bố lớp một dễ thế ạ. Như vậy tôi có cần lên dây cót để tạo một ít sức ép cho cháu không?

Trả lời: Quả thực kinh nghiệm của chị là bài học sống động để nhiều phụ huynh vì những kỳ vọng thái quá đã tạo sức ép không cần thiết lên những em bé chưa đầy 6 tuổi bị ép buộc phải tham gia vào những lớp học trước. Với hầu hết trẻ em đã qua lớp mẫu giáo 5-6 tuổi đều được làm quen với chữ cái, với các con số… đều có khả năng đọc thông viết thạo khi hết lớp 1.

Biết chữ trước có thể làm bé chủ quan, mất tập trung ở lớp 1

Tuy nhiên, về mặt nhận thức luôn ý thức như vậy nhưng về mặt tình cảm, khi nhìn thấy nhiều trẻ em khác được cha mẹ cho đến các lớp học chữ học trước chương trình cha mẹ luôn cảm thấy sốt ruột, sợ con mình không theo học kịp nên ít nhiều tìm cách dạy trước. Một số trẻ vì biết trước, thậm chí biết đọc, biết làm toán rất dễ chủ quan, các bé thường tuyên bố “học lớp 1 dễ lắm, những bài tập cô cho con thừa sức làm”… nếu liên tục như vậy trẻ sẽ dần hình thành một tâm lý coi thường, chủ quan, lơ là, không dành thời gian cho việc xem lại bài học.

Trong trường hợp này, cha mẹ có thể sử dụng những cảnh báo nhẹ nhàng dưới dạng các trò chơi hay câu chuyện kể, ví dụ: chuyện cuộc thi Rùa và Thỏ, các trò chơi ghép chữ, các trò chơi đoán số, các phép cộng nhẩm trong đầu, để tạo hứng thú và qua đó, cảnh báo trẻ những lỗi, những sai lầm hay thất bại của chính trẻ và biến những tình huống đó thành các cuộc trò chuyện giúp bé hiểu ra khi mình biết rồi thì nên sử dụng thời gian còn lại để làm gì cho có ích.

Các giáo viên cần được hướng dẫn những phương pháp dạy học tích cực: dạy học cá biệt để biết cách giao những nhiệm vụ khó hơn cho những trẻ đã biết rồi để những trẻ này phát huy được các năng lực trí tuệ, những kinh nghiệm đã có, đồng thời không tạo sự nhàm chán. Những lời động viên khi trẻ thực hiện thành công những yêu cầu cao hơn này và những nhắc nhở nhẹ nhàng khi trẻ thất bại đều giúp bé học được cách hòa nhập với nhóm lớp.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tâm lý trẻ em , Tư vấn giáo dục trẻ em , Tư vấn tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Khuyến khích trẻ bằng lời khen có thực sự tốt?
  • Để con thông minh, cha mẹ đừng quên điều này.
  • 10 dấu hiệu nhận biết con đang nói dối
  • Làm thế nào để hạn chế thái độ hung hăng của trẻ?
  • Mách nhỏ bố mẹ cách trị thói ương bướng của trẻ lên 3

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn