Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cho con ăn sữa ngoài: 4 sai lầm cần tránh

Các nhà khuyên các bà mẹ nên cho con bú để bé có được sự phát triển toàn diện nhất. Tuy nhiên, khi người mẹ không có sữa hoặc nguồn sữa không đủ thì phải cho bé bú sữa ngoài.

Dưới đây là 4 sai lầm thường thấy của mẹ khi cho trẻ ăn sữa ngoài.

1. Pha sữa quá đặc

Sữa quá đặc khiến hệ tiêu hóa của trẻ không thể tiêu hóa được gây ra hiện tượng táo bón, tiêu chảy, chán ăn hoặc bú kém.

Khi pha sữa cho trẻ, người lớn nghĩ rằng sữa đặc thì trẻ có thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn mà không hề biết rằng, nồng độ sữa nếu quá đặc vượt qua tỷ lệ tiêu chuẩn cho phép sẽ khiến trẻ bị chứng khó tiêu.

Sữa quá đặc khiến hệ tiêu hóa của trẻ không thể tiêu hóa được gây ra hiện tượng táo bón, tiêu chảy, chán ăn hoặc bú kém. Trọng lượng của trẻ trong một thời gian không tăng và thậm chí còn có thể bị xuất huyết ruột cấp tính. Chính vì vây, khi pha sữa cho trẻ sơ sinh, người lớn cần phải xem xét độ tuổi của trẻ để có thể pha được liều lượng thích hợp nhất.

2. Cho thêm đường vào sữa

Mục đích của việc cho thêm đường vào sữa là nhằm tăng việc cung cấp lượng carbohydrate cho trẻ. Tuy nhiên trước khi quyết định cho thêm đường vào sữa cho trẻ, người lớn cần phải chú ý xem kỹ hướng dẫn. Thông thường là 100ml sữa chỉ nên cho từ 5 – 8 gam đường mà thôi. Quá nhiều đường trong sữa sẽ khiến cơ bắp và các mô dưới da của trẻ mềm và yếu, không tốt cho sự tăng trưởng.

Nhiều em bé trông bề ngoài rất mũm mĩm và bụ bẫm, tuy nhiên sức khỏe lại không hề tốt do sức đề kháng kém. Lượng đường tích trữ trong cơ thể trẻ còn khiến trẻ bị sâu răng, cận thị, xơ vữa động mạch mà một vài bệnh nữa. Thậm chí, thói quen ăn sữa có nhiều đường từ nhỏ có thể khiến trẻ sau này luôn có cảm giác muốn ăn ngọt nhiều hơn bình thường.

3. Dùng sữa đặc thay thế sữa bột

Sữa đặc là sữa tươi có thêm 4% đường. Giá trị dinh dưỡng của sữa đặc không thể bằng sữa bột được. Chính vì vậy, việc người lớn sử dụng sữa đặc để thay thế cho sữa bột là không khoa học.

Hơn nữa, mặc dù sữa đặc rất ngọt, tuy nhiên khi pha vẫn phải thêm từ 5 đến 8 lần nước vào để pha loãng ra. Do đó, nồng độ đường và vị ngọt trong sữa cũng bị giảm đi. Điều đó đồng nghĩa với việc lượng protein và chất béo giảm đi hơn một nửa. Đối với trẻ sơ sinh, chất lượng sữa như vậy là không đảm bảo. Nếu để trẻ ăn loại sữa này lâu dài sẽ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dinh dưỡng, xanh xao, nhẹ cân, thiếu hụt vitamin…

Ngược lại, nếu người lớn không pha thêm nước vào sữa để đáp ứng vị ngọt và lượng chất béo đủ cho trẻ thì lại khiến trẻ dễ bị tiêu chảy.

4. Cho trẻ ăn sữa chua

Mặc dù sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa và dạ dày chưa phát triển toàn diện thì việc ăn sữa chua lại có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn lên men, những loại vi khuẩn này sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa của người lớn nhưng nó sẽ phá hoại chức năng tiêu hóa của trẻ em khiến trẻ bị viêm dạ dày. Nếu cho trẻ ăn nhiều còn có thể khiến trẻ bị nôn mửa và viêm ruột. Trẻ phải trên 6 tháng tuổi mẹ mới có thể cho ăn sữa chua.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ sơ sinh , Dinh dưỡng cho trẻ em , Những điều cần biết sau khi sinh con , Sữa cho bé

Bài viết liên quan

  • Những triệu chứng xấu bé thường gặp khi uống nhiều nước
  • Bé sơ sinh có cần uống thêm nước?
  • Khi nào mẹ không nên cho con bú
  • Khi đi đẻ, thai phụ hay mang theo sữa công thức
  • Nên cho trẻ uống bao nhiêu sữa trong một ngày?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cha mẹ phải làm sao?

Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cha mẹ phải làm sao?

Bài viết nổi bật
  • Làm sao để tóc nhanh dài hơn?
  • Viên uống mọc tóc Maxxhair có tốt không?
  • Tìm hiểu về mụn trứng cá tuổi dậy thì
  • Review – phản hồi khách hàng về kem ngừa mụn Sahemul
  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn