Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Trẻ thông minh hơn nếu ngủ trưa khoa học

Theo các nhà khoa học, thời lượng cũng như chất lượng của giấc ngủ trưa là những nhân tố có ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ nhỏ. Chúng ta hãy xem xét cụ thể với từng lứa tuổi.

1. Trẻ sơ sinh

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết rằng, ở trẻ nhỏ, thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Thông thường, một em bé khi có giấc ngủ ngon, lúc tỉnh dậy, ta sẽ thấy mắt của bé không bị đỏ, ánh mắt chuyển động linh hạt, tươi tỉnh, không quấy khóc và cáu gắt.

Ở trẻ nhỏ, thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng.

Mới đây, để chứng minh cho những điều trên, các nhà khoa học trường Đại học Stanford đã tiến hành một nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ nhỏ và qua đó thấy được rằng, thời gian ngủ dài hay ngắn không phải là yếu tố duy nhất quyết định tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Chất lượng giấc ngủ của trẻ được đánh giá bằng cả việc trẻ có bị ảnh hưởng bởi các âm thanh ồn xung quanh hay cảm thấy giật mình, không yên giấc khi ngủ hay không?

Khi trẻ có được giấc ngủ không ngon, lúc tỉnh giấc, trẻ sẽ không tỉnh táo và thường quấy khóc. Điều quan trọng hơn là khi trẻ thấy không thoải mái, cơ thể sẽ tiết ra những chất hóa học gât mất cân bằng như cortisol, progesterone. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng cortisol trong cơ thể quá nhiều sẽ khiến trẻ hay bực bội, không tập trung.

Như vậy, trẻ sẽ bị thiếu ngủ sẽ phát triển trí não chậm hơn so với những em bé cùng lứa tuổi. Các nhà khoa học cũng cho biết rằng, thời gian bé ngủ trưa nhiều hay ít cũng có mối liên quan chặt chẽ tới sự tập trung của trẻ vào sự vật. Khi trẻ có thời gian ngủ trưa ngon giấc và đầy đủ, sự tập trung của trẻ cũng được nâng cao hơn và ngược lại.

Ngoài ra, thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng ảnh hưởng tới việc học các kỹ năng giao tiếp với bạn bè cũng như tham gia các khóa học chung với bạn bè cùng lứa tuổi. Có một điều là hầu như rất ít cha mẹ quan tâm tới việc con mình có ngủ trưa hay không và việc trẻ ngủ chưa có ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của con mình.

Khi cho con tham gia giao tiếp và bắt đầu học những kỹ năng đầu đời, người lớn đừng bao giờ bỏ qua việc cho trẻ ngủ trưa bởi điều này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới việc trẻ tiếp thu nhanh hay chậm, thông minh hay chậm phát triển so với bạn bè.

2. Trẻ học mẫu giáo

Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo thì việc ngủ trưa lại càng quan trọng, nó sẽ giúp trẻ tập trung hơn và không có những biểu hiện cáu gắt hay tỏ ra chống đối người lớn. Thời gian ngủ trưa của trẻ càng ít thì khả năng tập trung càng kém.

Trẻ được rèn thói quen ngủ trưa ngay từ khi còn nhỏ thì khi đi học mẫu giáo sẽ dễ bảo và có khả năng nhận thức nhanh nhạy hơn so với bạn bè cùng lứa. Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu và xem xét sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ và nhận thấy rằng, những trẻ có thói quen ngủ trưa thường có khả năng tập trung và thông minh hơn so với những trẻ khác.

3. Trẻ học tiểu học

Trẻ em học tiểu học nên dành khoảng từ 30 – 40 phút mỗi ngày để ngủ trưa. Các nhà khoa học của trường Đại học Y khoa Louisville đã tiến hành nghiên cứu trên 10 cặp song sinh ở độ tuổi 10 tuổi và thấy rằng, mặc dù cùng độ tuổi, tuy nhiên những trẻ có thói quen ngủ trưa có khả năng đọc từ vựng nhanh và nhiều hơn so với những trẻ còn lại.

Tất cả những điều trên đều cho thấy tầm quan trọng của việc ngủ trưa đối với sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn bé, người lớn nên chú ý tới việc rèn cho trẻ thói quen ngủ trưa để trẻ có được sự phát triển toàn diện.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Giấc ngủ của bé , Những điều cần biết sau khi sinh con , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Những thói quen ngủ của bé
  • Những loại thực phẩm mẹ hạn chế ăn khi cho con bú
  • Trẻ em cần phải ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày
  • Giúp bạn giải mã lý do bé thức giấc lúc nửa đêm
  • Cách giúp bố mẹ giữ ấm cho bé khi ngủ ban đêm

Bình luận

  1. duyên đã bình luận

    28/06/2012 at 1:26 chiều

    Em sinh em bé được hơn 3 tháng rồi nhưng đi vệ sinh thường ra máu. Mỗi lần đi vệ sinh em rất đau và đau kéo dài. Và cứ 2 ngày em mới đi vệ sinh. Enghi mình bị táo nên đã thêm nhiều loại rau, sữa chua mà không đỡ. Cho em hỏi là như thế em bị làm sao và cách chữa? Em cảm ơn bác sĩ.

    Trả lời
  2. ngọc mai đã bình luận

    20/08/2011 at 8:18 chiều

    bé nhà em tăng cân trong 2 tháng đầu là 1,1 kg nhưng từ tháng thứ 3 chỉ tăng 0.6kg ( giờ bé được 6 tháng, bú mẹ hoàn toàn) xin hỏi bác sĩ bé tăng cân như thế có bình thường không? giờ bé được 6 tháng rồi nhưng vẫn bú đêm, ngủ không sâu, thường vật vã nhưng cho ngậm ti thì im ngay. Em cho cháu ăn bột lúc 11h và 18h ( ban ngày cháu rất lười bú mẹ). Em rất mệt mỏi vì mất ngủ do bé đòi bú liên tục khoảng 5-6 lần 1 đêm, có cách nào khắc phục tình trạng này không ạ? xin bác sĩ cho em lời khuyên

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      21/08/2011 at 5:51 sáng

      Bé tăng cân như vậy cũng đạt tiêu chuẩn áp dụng cho bé lúc sinh nặng 3300gr (theo bảng chuẩn bé gái nhẹ hơn khoảng 0,3-0,4 kg). Đã 6 tháng bạn nên cho bé ăn sữa công thức nữa để trước khi ngủ đêm bạn cho bé uống sữa sẽ ngủ lâu hơn và bạn được ngủ đêm dài hơn. Bạn nên nấu cháo lấy nước (6 tháng có thể lấy nước sánh hơn) pha sữa bé sẽ thích ăn và no lâu hơn. Nên có 2-3 bữa sữa ngoài ban ngày và 1 bữa trước khi ngủ đêm. Hàng ngày phải cho bé tắm nắng 20-30 phút tăng dần thời gian theo tháng tuổi. Cũng phải tăng dần số lượng bột mỗi bữa và số bữa/ngày vào các tháng sau để 8 tháng trở đi bé ăn 4 bữa bột /ngày, 9 tháng có thể ăn đến 250ml/ bữa.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Tình trạng ho có đờm nguy hiểm không? Cách điều trị

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn