Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Lạm dụng men tiêu hóa ở trẻ: hậu quả tai hại

Nếu dùng đúng cách thì men tiêu hóa  có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, chữa bệnh biếng ăn, tiêu chảy ở trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên, quá liều men tiêu hóa có thể gây những hậu quả khôn lường, thậm chí biếng ăn, suy nhược cơ thể.

Cấp cứu vì men tiêu hóa

Chị Nguyễn Thu Cúc (Duy Tiên, Hà Nam) có con trai 3 tuổi đang cấp cứu tại BV Nhi cho biết, mấy tháng gần đây con trai chị xuất hiện triệu chứng biếng ăn, mệt mỏi. Nghe lời chị họ, chị mua men tiêu hóa về cho con uống. Tuy nhiên, uống men tiêu hóa rồi mà con chị vẫn không ăn mà lại mệt mỏi hơn.

“Nghĩ con không hợp loại đó nên tôi đổi loại men khác cho con, không ngờ cháu bị tiêu chảy”. Quá lo sợ, chị và gia đình đưa cháu tới BV Nhi T.Ư, tại đây BV xác định cháu bị tiêu chảy cấp vì lạm dụng men tiêu hóa.

Không nên lạm dụng các loại men tiêu hóa

Còn chị Nguyễn Thị Lan (Hưng Yên) nghe theo quảng cáo từ ti vi mà thường xuyên bổ sung một loại chế phẩm có chứa men vi sinh để kích thích hệ tiêu hóa cho con gái. Tuy nhiên, lợi đâu không thấy chỉ thấy con ngày càng biếng ăn, cơ thể gầy yếu.

BS Cấn Phú Nhuận – Trưởng khoa Khám bệnh (BV Nhi T.Ư) cho biết: “Men tiêu hóa nếu được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, với liều lượng phù hợp sẽ góp phần điều trị nhiều chứng bệnh ở trẻ. Tuy nhiên, nếu gia đình không tuân thủ chỉ định của các bác sĩ, lạm dụng men tiêu hóa để trị bệnh cho con thì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy cấp, mệt mỏi, suy nhược. Đấy là chưa kể đến việc nhiều loại men tiêu hóa không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng và chưa qua kiểm nghiệm có thể đe dọa đến tính mạng của con trẻ”.

Không nên quá lạm dụng

Hiện nay, trên thị trường tồn tại hàng trăm loại men tiêu hóa với giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng. Vừa qua, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) quyết định đình chỉ, thu hồi hai loại men tiêu hóa là Biolac (dạng bột) và Biolac 500mg (dạng viên nang) vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn không hề hay biết, sử dụng men tiêu hoá như một loại thuốc “vô thưởng vô phạt”.

Theo BS Cấn Phú Nhuận: Một số men tiêu hóa có chỉ định không được dùng với kháng sinh. Nếu sử dụng lâu ngày sẽ phá vỡ cân bằng dẫn đến rối loạn tiêu hóa càng trầm trọng, gây biếng ăn và bệnh tiêu chảy ở trẻ.

Nghiên cứu mới đây của TS-BS Phạm Hùng Vân – Bộ môn Vi sinh, khoa Y (Trường ĐH Y dược TP.HCM) cho thấy, nếu được tư vấn sử dụng đúng liều men tiêu hóa sẽ mang lại nhiều công dụng như: Giúp phục hồi vi khuẩn khi đường ruột đã bị rối loạn do dùng kháng sinh hay do nhiễm trùng tiêu hoá, kích thích trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ dị ứng.

Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài sẽ không mang lại kết quả, mặt khác còn gây nhờn thuốc. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, men tiêu hóa tuy là rất tốt nhưng không phải loại men nào cũng có lợi và đảm bảo chất lượng.

Theo TS Vân, trong 9 sản phẩm men vi sinh được nghiên cứu lấy từ thị trường thì đã có đến gần 50% không đạt chuẩn về chất lượng công bố trên bao bì. Thậm chí có sản phẩm trong đó nhầm lẫn vi khuẩn có hại như bacillus cereus để làm men tiêu hóa. Kết quả là không những không điều trị được bệnh mà còn gây bệnh về đường tiêu hóa, gây nôn ói và tiêu chảy sau khi uống.

TS Vân khuyến cáo: “Các gia đình không nên tự ý điều trị bệnh cho con. Nên tuân thủ theo sự tư vấn và đơn thuốc của các bác sĩ”.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em , Chăm sóc trẻ em , Dinh dưỡng & Sức khỏe , Dinh dưỡng cho trẻ em

Bài viết liên quan

  • Những nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu ở trẻ
  • Uống sữa là tốt nhất khi trẻ vận động nhiều
  • Trẻ uống nhiều nước ngọt có ga: nhiều tác hại
  • Thực phẩm “vàng” tăng sức đề kháng cho trẻ trong trời đông lạnh giá
  • Nỗi lo của cha mẹ khi tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài

Bình luận

  1. Tran Thi Thanh Huong đã bình luận

    30/10/2012 at 3:15 chiều

    Em nho bac si tu van cho truong hop con em hien nay chau 14 thang nhung gan day chau rat bieng an moi bua an keo dai hang gio, em co cho chau uong thuc pham chuc nang Boni kidy de kich thich an uong, em muon hoi thuc pham nay cho uong bao lau thi dung lai hoac co san pham khac hay bien phap nao giup chau khong ca thuoc ma an uong tot hon khong? Ve chat luong cung nhu khau vi bua an em van thuong xuyen thay doi, rat mong bac si chi cho em dung cach de nuoi day con, xin cam on.

    Trả lời
  2. nguyễn Thị Hải đã bình luận

    26/10/2012 at 2:17 chiều

    thưa bác sỹ, con em được 7tháng nặng 9cân, thực đơn của cháu 1 ngày như sau: sáng 7h ăn 1 đĩa bột, 7h40tí mẹ ngủ, 9h uống 70ml sữa công thức, 11h ăn 1 đĩa bột, 12h30 tí mẹ ngủ, 15h uống 70ml sữa công thức, 17h mẹ đi làm về thì tí mẹ, 18h30ăn 1 đĩa bột, 19h30 tí mẹ ngủ, ban đêm ngủ thì tí mẹ theo nhu cầu. Bác sỹ cho em hỏi bé nhà em ăn thế có nhiều ko mà bé hay bị đi ngoài sống phân (1 đĩa bột tương đương với 2/3 bát ăn cơm, tí mẹ mỗi lần tương đương với 70ml sữa, bột thì em cho thay đổi thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tim gà, phômai, cá, tôm, rau thì bao gồm rau ngót, cà rốt và bí đỏ)

    Trả lời
  3. hoangtung1406 đã bình luận

    21/10/2011 at 9:33 chiều

    cháu nhà em được 4 tháng vừa rồi cháu có bị viêm phế quản – phổi phải dùng kháng sinh 1 tuần. Em có mua cốm Bio acimin cho cháu dùng mà không theo đơn của BS liệu có ảnh hưởng gì không? Lúc cháu được 2 tháng em cũng đã dùng cốm này cho cháu do có chị mách là dùng cốm này chống táo bón ( 2 tháng cháu bị táo bón).

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      22/10/2011 at 4:57 sáng

      Dùng bất kỳ thuốc hay thực phẩm chức năng nào cho bé đều phải theo đơn BS hoặc tham vấn BS hướng dẫn, đó là 1 nguyên tắc phải thực hiện nghiêm ngặt. Nếu dùng như bạn nguy cơ sỏi thận rất sớm. Chống táo bón có nhiều cách như tăng bú mẹ (mẹ phải uống nhiều nước), có thể uống nước chắt từ đu đủ đánh nhuyễn 2-3 lần/ ngày (đi ị được là ngừng) hoặc nước quýt. Trẻ ốm càng cần sữa mẹ, nếu mẹ có cho con bú thì mẹ uống Obimin để bổ sung vi chất cho cả 2 mẹ con.

      Trả lời
      • hoangtung1406 đã bình luận

        22/10/2011 at 2:07 chiều

        em nghe nói trẻ bị mắc viêm phế quản – phổi rất dễ bị mắc lại, BS có thể cho em lời khuyên về cách phòng chống được không? Hiện nay cháu nhà em được 4 tháng, nặng 6kg. Cháu không bú mẹ nữa mà bú sữa ngoài mọi người khuyên em nên cho cháu ăn dặm để bổ sung thêm chất bằng bột ăn dặm khởi đầu của HIPP, em có cho cháu ăn và cháu ăn được vài ngày là chán em chuyển sang ăn bột gạo tự nấu cháu rất thích ăn nhưng em chưa dám cho thêm gì vào vì sợ cháu không ưa. Liệu em có thể cho cháu ăn thêm nước rau vào bột không? Những loại rau nào cháu nên ăn?

        Trả lời
        • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

          22/10/2011 at 5:02 chiều

          Không đủ thông tin về cân nặng khi sinh và giới tính của bé nên MYC không bình luận gì về cân nặng hiện tại so với tháng tuổi. Sự nuôi dưỡng của bạn trong thời gian qua và hiện tại chưa tốt nên bé viêm phế quản- phổi là điều dễ hiểu. Cách phòng tránh tốt nhất là bú mẹ hoàn roàn trong 6 tháng đầu đời. Cách cho ăn hiện tại là bột không nấu với gì (???) thì bé làm gì có đủ sức đề kháng chống bệnh tật bạn nhé. Bạn nên cho ăn sữa công thức ngày 6 bữa, nên tập cho hệ tiêu hóa của bé làm quen với tinh bột, bước đầu nấu cháo, lấy nước cháo sánh pha sữa cho bé ăn, có thể cho ăn bột Hipp nhưng chỉ 1 bữa x 100ml / ngày; sang cuối tháng thứ 5 mới tập ăn bột mặn chế biến từ gạo xay mịn quấy với thực phẩm xay nhuyễn như thịt (thay đổi khi là gà, bò, lợn, cá, tôm, cua…), cùng rau củ, dầu ăn, ngày 1 bữa x 150 ml, cuối tháng thứ 6 tăng 2 bữa x 180 ml, tháng thứ 7 và 8 ăn 3 bữax 200ml, tháng 9 trở đi đến 12 tháng ăn 4 bữa x 200-250 ml. Từ tháng này đã có thể cho uống nước trái cây vắt, xay chắt nước như cam, quýt, đu đủ…để bổ sung vitamin vì bé không có sữa mẹ. Nên tắm nắng hàng ngày và có thể bổ sung vitamin A (đến cơ sở y tế).

          Trả lời
          • hoangtung1406 đã bình luận

            22/10/2011 at 6:20 chiều

            Lúc sinh cháu được 3,3kg.Cháu trai. Trước lúc cháu bị viêm phế quản – phổi cháu được 3,5 tháng nặng 5,2 kg. Với cân nặng là 6kg khi được 4 tháng tuổi thì liệu cháu có bị thiếu cân không?

            Trả lời
            • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

              23/10/2011 at 5:09 sáng

              Từ lúc chưa bị ốm bé đã suy dd rồi, với cân nặng khi sinh 3300gr thì 2 tháng đã 5,2 kg. Hiện tại 4 tháng- 6 kg còn thiếu 0,7 kg bạn nhé. Từ 3-8 tháng tuổi trung bình mỗi tháng tăng 0,5-0,7 kg, sau đó đến 12 tháng tăng 0,4 kg/ tháng, sau 12 tháng trở đi tăng 0,2 kg/ tháng. Bạn nên theo dõi chiều cao nữa nhé để xem bé phát triển có cân đối không.

              Trả lời
  4. tanhoang.org đã bình luận

    12/08/2011 at 2:50 chiều

    Toi cho con uong Men Enterogermina cua phap thay cung co hieu qua : het tieu chay, an uong ngon hon. Nhung toi muon hoi hamluong 1 lan uong la bao nhieu ong va trong khoang thoi gian bao nhieu la du? con gai toi duoc 21 thang tuoi.

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      25/08/2011 at 7:31 sáng

      Bạn nên theo chỉ dẫn của BS không tự ý dùng hoặc theo mách bảo kinh nghiệm của người khác nhé. Theo hướng dẫn của hãng SX chỉ nên uống xen kẽ với thuốc kháng sinh điều trị bệnh (viêm hô hấp, tiêu chảy…) để chống loạn khuẩn ruột, ngày 1-2 ống, khi bé đã ổn định thì nên ngừng. Nếu bạn muốn duy trì lượng vi khuẩn có lợi thì nên ăn sữa chua có Probio.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn