Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

HPV: có lây qua đường miệng, tiêm phòng như thế nào?

Hỏi: Kính chào bác sĩ. Xin tư vấn dùm em, nếu chưa lập gia đình mà chích ngừa HPV thì có cần phải xét nghiệm gì không? Nếu đã từng quan hệ bằng miệng thì có khả năng bị nhiễm virus HPV hay không? Trước khi chích ngừa có phải kiểm tra như người đã có gia đình? Xin cám ơn bác sĩ!

Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm gì, có liên quan gì đến tình trạng gia đình?

Trả lời: Viêm sinh dục Human Papilomavirus (HPV) là nhiễm trùng qua đường tình dục phổ biến nhất; thông thường là qua âm đạo và hậu môn hoặc tình dục bằng đường miệng ngay cả khi người bị nhiễm không có dấu hiệu của bệnh.

Kể từ lúc phơi nhiễm HPV đến khi phát triển thành sang thương tiền ung thư có thể đến 10 năm. Không có cách nào biết được người nhiễm HPV nào sẽ phát triển thành ung thư hay các vấn đề sức khỏe khác.

Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng cho đến khi nó hoàn toàn tiến triển. Các xét nghiệm trên thị trường hiện nay chỉ giúp tầm soát ung thư cổ tử cung, không giúp tìm HPV ở hậu môn, miệng hay cổ họng.

Thử nghiệm HPV DNA, tìm HPV ở cổ tử cung cùng với Pap’smear cũng có thể có ích trong một số trường hợp. Các test chẩn đoán có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh sớm vì vậy có thể điều trị sớm trước khi chúng trở thành ung thư.

Vaccine ngừa HPV type 16,18, 6,11 giúp chống lại 70% trường hợp ung thư cổ tử cung và 90% trường hợp mụn cóc, mào gà được chỉ định ở phụ nữ 9-26 tuổi không phân biệt có gia đình hay chưa.

Vaccine có hiệu quả tốt nhất khi chưa có quan hệ tình dục, tức chưa phơi nhiễm với HPV. Vì vaccine không bảo vệ chống lại tất cả các type HPV gây ung thư nên phụ nữ cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ kể cả những phụ nữ đã được tiêm vaccine khi còn trẻ.

Vì các lý do trên nên không có thử nghiệm nào bắt buộc phải thực hiện ở người chuẩn bị tiêm ngừa HPV ở cả đối tượng đã quan hệ tình dục hay chưa.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Những lợi ích giảm cân từ trứng gà bạn đã biết chưa?
  • 18 nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ mà bạn cần biết.
  • Lần đầu làm cha mẹ
  • Những lý do nên ăn khoai lang hàng ngày
  • Da đẹp, hết nếp nhăn nhờ ngải cứu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn