Hỏi: Tôi năm nay 34 tuổi, đã sinh hai cháu. Sau khi sinh cháu thứ hai, tôi bắt đầu cảm thấy âm đạo gioãng rộng nên “sinh hoạt” không được tự tin. Xin tư vấn cách để cải thiện tự nhiên tầng sinh môn mà không phẫu thuật?
Trả lời: Khi sinh nở, ống âm đạo phình to ra gấp 2-3 lần tạo thành “ống xối” cho thai nhi ra. Âm đạo gioãng rộng, các sợi cơ vòng bị đứt, rách khi rặn đẻ làm giảm khả năng đàn hồi, cơ vòng ống âm đạo không co bóp một cách bình thường khiến người phụ nữ không còn khả năng tự điều khiển các cơn co thắt âm đạo theo ý muốn nữa. Mặt khác, hiện tượng sa tử cung hay những sai sót trong việc khâu vá tầng sinh môn làm cho ống âm đạo nở rộng, khiến người phụ nữ mất dần cảm giác khi gần chồng.
Tuy nhiên, đây là sự thay đổi sinh lý bình thường mà hầu hết những người phụ nữ sau khi sinh thường nhiều lần đều gặp phải, vì vậy chị không nên quá lo lắng. Đôi khi, chính sự căng thẳng thái quá cũng làm chị thấy mất tự tin với chồng mình. Hiện có hai phương pháp được áp dụng, chị có thể tham khảo:
Trẻ hóa tầng sinh môn bằng thảo dược: Se Under là một dịch vụ mang đậm nét Á Đông và đang được ưa chuộng tại Hàn Quốc, Singapore, Australia. Ngoài ra, thảo dược Top Under được chiết xuất 100% từ tự nhiên, có tác dụng co gọn âm đạo, làm sáng vùng xỉn màu của “cô bé”, đồng thời khử mùi hôi và huyết trắng nếu có. Các bác sĩ khuyên dùng thảo dược trong trường hợp sa tử cung hay bị trĩ. Với 60 phút trị liệu, khách hàng được trải nghiệm những bài tập cơ xương chậu và lưu thông khí huyết cùng với thảo dược sẽ mang lại sự cải thiện toàn diện cho vùng tam giác bí ẩn. Tầng sinh môn được thu nhỏ, độ đàn hồi được tái tạo, màu sắc của môi nhỏ tươi tắn trở lại, giúp cảm xúc vợ chồng thêm phần nồng nàn.
Phẫu thuật thu gọn tầng sinh môn thường được thực hiện ở bệnh viện và các phòng khám lớn. Bác sĩ sẽ dùng thủ thuật cải thiện tầng sinh môn (phần trong), sau đó tái tạo độ co giãn âm đạo, giúp cho cửa mình được khít khao và co giãn tốt. Dịch vụ này thực hiện khoảng 45 phút. Chị có thể sinh hoạt bình thường sau 3-6 ngày.
Tùy từng độ tuổi, nhu cầu và mức độ gioãng rộng, lão hóa, các chuyên viên thẩm mỹ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân. Sau khi trị liệu, chị có thể mua thêm sản phẩm dùng tại nhà để duy trì kết quả.
Mai Loan đã bình luận
Xin chào MYC,
Con gái em lúc sinh nặng 3k4, nay đã được 3 tháng rưỡi, nặng 6k7. Hiện nay bé đang bú mẹ hoàn toàn, 1 tháng nay em đã thử tập cho bé bú bình nhưng bé không chịu. Đầu tháng 11 này em đã phải đi làm lại (từ sáng đến chiều mới về được), liệu em có thể tập cho bé ăn bột ngọt pha với sữa công thức vào tháng sau có sớm quá không? Bé lại ngủ rất ít, ban ngày ngủ khoảng 1 giờ lại thức 1 giờ, còn ban đêm bé ngủ khoảng 2 giờ lại thức bú khoảng nữa giờ nhưng ngủ lại không ngon giấc. Có phải vì em ít sữa lại nên bé không no không? Nhờ bác sĩ giúp giùm em phải làm sao?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn tập cho bé ăn sữa ngoài sớm quá, và bé quá thông minh để phản ứng sai lầm của mẹ. Sang tháng thứ 4 bạn mới nên cho ăn sữa công thức và nên đổ thìa. Có thể gần 5 tháng bạn cho bé ăn bột Hipp, sang cuối tháng thứ 5 mới ăn bột mặn 1 bữa/ ngày lượng 100 ml. Khi đi làm nên vắt sữa để tủ lạnh khi cho bé ăn ngâm nóng rồi đổ thìa. Bạn nên chú ý ăn đủ chất và uống thêm Obimin để bổ sung vi chất cho cả 2 mẹ con, nên uống nhiều nước sau khi ăn, sau khi cho bú vì nước là thành phần chính tạo nên sữa, ăn nhiều mà không có nước thì cũng không tạo sữa được. Sau cho bú nên ăn thêm cháo, xôi, phở…( giữa 2 bữa chính) để đủ sữa cho bé vì nhu cầu tăng lên theo tháng tuổi.
lan đã bình luận
Em sinh mổ do thiểu ối. Em xin nhờ BS tư vấn thực phẩm và trái cây nào dành cho người sinh mổ để có sữa và tránh táo bón? Em xin cám ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn uống nhiều nước sau ăn vừa để có nhiều sữa vừa tránh táo bón. Nên ăn cam ngọt (ngọt tự nhiên), bưởi, cherry, đu đủ, các loại canh rau ngót, mồng tơi, bắp cải xào, susu xào, luộc. su hào vừa lành, bổ và nhuận tràng.
Vân Khanh đã bình luận
Thưa Bác sỹ,
Hiện em mang thai được 6 tháng và BS cho em đi siêu âm tim của Mẹ và kết quả như sau: Hở 3 lá 1/4 không tăng áp phổi, không tràn dịch màn tim, các buồng tim không dày dãn, chức năng thất trái bảo tồn (EF # 68%). Những cái khác không bị gì: không rối loạn vận động vùng, không thấy luồng thông bất thường trong tim, không rối loạn thư giãn thất trái (E/A>1), không bênh lý van tim. BS vui xem kết quả và hướng dẫn dùm em là em có bị gì không. Em cám ơn BS.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn bị bệnh tim và khi có thai có thể bệnh sẽ phát triển nặng lên, cần theo khám và điều trị ở cả 2 BS sản và tim mạch có kinh nghiệm. Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và nghỉ đẻ sớm hơn. Đăng ký để BVPS để xử lý lúc sinh an toàn cho cả 2 mẹ con. Cần tham khảo chế độ ăn cho người bệnh tim.
Thanh Hoa đã bình luận
Xin chào MYC
Tôi đang mang thai được 35 tuần, trong thời gian mang thai tôi đều uống viên sắt và canxi. Cách đây hơn 1 tháng tôi bắt đầu cảm thấy đau ở vùng "môi trái
" của âm đạo, khi sờ vào thì không có cảm giác đau, nhưng khi nằm ngủ,xoay người, và khi thức dậy cảm giác rất đau. Trong ngày dù phải đi lại nhiều nhưng cung không có cảm giác đau như lúc ngủ. Xin hỏi MYC tôi bị như vậy có phải là một biểu hiện bình thường khi gần đến ngày sinh không, bị đau ở đó thì có ảnh hưởng gì đến việc sinh nở không và làm sao để khắc phục được triệu trứng đó. Tôi xin chân thành cảm ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Đó là hiện tượng bình thường, thai phát triển to lên tỳ vào xương chậu, xương mu. Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng làm cho khung chậu linh hoạt hơn.