Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sữa mẹ: càng để dành càng ít đi

Hỏi: Tôi ít sữa, không đủ sữa cho con bú, trong khi em bé nhất định không chịu bú bình. Vì thế, mỗi ngày đi làm về, ngực chỉ hơi căng tôi chỉ dám cho bé mút mát tí, còn lại phải để dành tới đêm vì bé dậy ti rất nhiều lần trong đêm.

Tuy nhiên, dù tôi ăn rất nhiều, nhưng càng ngày lượng sữa về càng ít. Giờ bé nhà tôi mới được 8 tháng, đi làm cả ngày về bầu ngực tôi cũng không hề căng. Xin hỏi bác sĩ, có cách nào để đủ sữa cho con bú trong buổi tối?

Cho bé bú thường xuyên, ngậm núm ti đúng, mẹ uống nhiều nước, ăn đủ chất... sẽ giúp sữa mẹ về nhiều hơn.

Trả lời: Không riêng gì chị, mà có rất nhiều bà mẹ có quan điểm sai lầm, đó là để dành sữa trong bầu ngực. Theo đó, đi làm không về được buổi trưa, ngực căng đầy sữa nhưng nhiều mẹ không mạnh dạn vắt bỏ đi mà “tiếc của” giữ lại chiều về cho con bú.

Đó là lý do chỉ sau một thời gian đi làm, nhiều mẹ sữa đã tiết kém, không đủ cho con bú buổi đêm dù trước khi đi ngủ, nhiều bé đã được uống cả cốc sữa đầy.

Phải khẳng định, để dành sữa trong bầu ngực là một quan niệm sai lầm. Vì khi ngực căng sữa sẽ hình thành phản xạ báo về thần kinh trung ương là đang thừa sữa nên việc tiết sữa sẽ bị ngừng trệ vì thần kinh trung ương điều khiển. Tình trạng của bạn cũng vậy, do để dành sữa trong bầu ngực, thần kinh trung ương đã có phản xạ sữa đầy nên tiết sữa kém hơn. Vì thế, nếu muốn duy trì có sữa, trong thời gian đi làm tuyệt đối không để căng sữa mà nên mạnh dạn vắt ra. Nếu tiếc sữa, các mẹ có thể vắt vào dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ, để vào tủ lạnh đem về cho con uống. Còn khi về nhà, nên cho trẻ bú nhiều, bú liên tục (dù cảm thấy ti mềm cũng nên cho trẻ bú để sẽ kích thích sữa về).

Ngoài ra, mẹ đi làm vẫn phải duy trì chế độ ăn đủ chất và đặc biệt phải uống nhiều nước, sữa. Đồng thời vẫn có thể ăn những thức ăn mà đông y khuyên dùng vì tăng tiết sữa, bởi khi người mẹ có niềm tin ăn đồ ăn lắm sữa, tinh thần thỏa mái cũng sẽ kích thích sữa về nhiều hơn. Cũng cần lưu ý, cách ngậm bắt núm vú của trẻ phải đúng thì mới tăng tiết sữa, còn ngậm nông, chưa kín đầu ti sẽ khiến người mẹ đau rát khi cho con ti, giảm kích thích tiết sữa.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Cho con bú sữa mẹ , Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ

Bài viết liên quan

  • 5 tư thế cho con bú tốt nhất
  • Để mẹ có nguồn sữa dồi dào cho con
  • Những điều tuyệt vời khi cho con bú
  • Mẹ bệnh có nên cho con bú?
  • Uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến sữa mẹ?

Bình luận

  1. Trinh đã bình luận

    03/09/2011 at 9:40 sáng

    Chao MYC,
    Toi dang cho con bu, vi co be dau tien nen khong co kinh nghiem. Toi sanh be duoc 5 tuan, 2 tuan dau, vu trai bi dau, nen be bu vu phai nhieu. Hom nay, toi thay vu phai to hon vu trai, vay sau nay khi het cho be bu, chung co tro binh thuong khong? Em be bi den sua trang ca luoi. Toi clean luoi be bang nuoc soi de nguoi voi mieng vai, nhung khong thay bot, MYC co cach nao chi giup. Be kho chiu, van minh, va ren ri suot ngay suot dem. Toi dem be di kham, BS nhi dong noi khong sao. Neu tinh trang nhu vay, be se ngu khong ngon.
    Cam on MYC nhieu!
    Trinh

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      17/09/2011 at 11:00 sáng

      Bạn nên cho bú trở lại vú trái nhiều hơn. Có thể vẫn bị lệch sau khi cai sữa. Bình thường 2 vú cũng không bằng nhau nhưng không để ý thì cũng không thấy, nhưng nuôi con bú và lại bú lệch thì sẽ phát hiện rõ hơn. Bé tưa lưỡi thì đánh VS bằng mật ong pha loãng hoặc nước lá rau ngót giã (rửa sạch rau và ngâm muối, sau đó giã vắt lấy nước rồi dùng vải như bạn đã làm)

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

Kinh nghiệm trị thâm mụn bằng rau diếp cá

Kinh nghiệm trị thâm mụn bằng rau diếp cá

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Bài viết nổi bật
  • Làm sao để tóc nhanh dài hơn?
  • Viên uống mọc tóc Maxxhair có tốt không?
  • Tìm hiểu về mụn trứng cá tuổi dậy thì
  • Review – phản hồi khách hàng về kem ngừa mụn Sahemul
  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn