Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những độ tuổi không nên mang thai

Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì độ tuổi sinh đẻ tốt nhất là từ 22 đến 30 tuổi. Những nguyên nhân nào khiến cho họ đã đưa ra khuyến cáo đó?

Mang thai ở độ tuổi 40

Khi phụ nữ mang thai đã ở vào độ tuổi cuối 30, nguy cơ sảy thai tăng lên rất cao.

Thai nghén muộn nói chung là diễn biến thuận lợi vì đây là kết quả của những quyết định chín chắn. Số trẻ được các bà mẹ ở độ tuổi từ 35 đến 39 sinh ra đã tăng đến 13%. Dù tình trạng này khá phổ biến, nhưng việc mang thai muộn vẫn rất nguy hiểm. Khi phụ nữ mang thai đã ở vào độ tuổi cuối 30, nguy cơ sảy thai tăng lên rất cao.

Bạn càng cao tuổi thì khả năng giãn tĩnh mạch và tích trữ nước trong quá trình mang thai càng cao. Tỉ lệ trẻ sinh non có mẹ ngoài 40 tuổi tăng từ 6% đến 16%. Noãn bào già (tế bào sản sinh ra trứng) cũng đồng nghĩa với nguy cơ hội chứng Down ở phụ nữ ngoài 40 (1 trong 100 người, so với 1 trong 2000 đối với chỉ số chung). Các bác sĩ giải thích rằng, một phụ nữ được tạo hóa ban cho 300.000 tế bào trứng. Khi 35 tuổi, phụ nữ sản sinh ra trứng cũng già như người 35 tuổi. Điều này giải thích tại sao phương pháp chọc ối thường phải áp dụng cho những bà mẹ cao tuổi, trong tuần thứ 14 và 18 để kiểm tra các tế bào nhiễm sắc thể dị hình. Các tế bào này có thể gây ra các bệnh về gen như Down và bệnh nứt đốt sống. Nguy cơ sinh mổ sẽ tăng gấp đôi nếu bạn có con khi bạn ngoài 40. Sẩy thai vào 3 tháng đầu cũng là nguy cơ dễ gặp đối với phụ nữ lớn tuổi.

Mang thai ở tuổi vị thành niên

Thanh thiếu niên thường không quan tâm nhiều đến những vấn đề trước khi sinh, phổ biến là không quan tâm đến sức khỏe, dinh dưỡng mà hậu quả là có nguy cơ sinh con nhẹ cân.

Mặc dù có nhiều biện pháp tránh thai, nhưng không ít thiếu nữ sinh con ở tuổi vị thành niên. Trái với quan niệm của nhiều người, mang thai ở độ tuổi vị thành niên không đặt ra nhiều vấn đề về sức khoẻ khi được cảm thông, chia sẻ và chăm sóc đúng đắn.

Các em gái mang thai thường không phải đẻ mổ như các sản phụ lớn tuổi khác, nhưng kích thước khung xương chậu chưa phát triển hoàn thiện của các em gái là điều đáng lo ngại.

Do hoàn cảnh, sự thiếu hiểu biết, sợ hãi nên việc có thai ở vị thành niên thường được phát hiện muộn. Khi các em gái quyết định giữ thai để sinh, các bậc cha mẹ nên có sự thông cảm tối đa để không ảnh hưởng đến việc học và làm của các em. Thanh thiếu niên thường không quan tâm nhiều đến những vấn đề trước khi sinh, phổ biến là không quan tâm đến sức khỏe, dinh dưỡng mà hậu quả là có nguy cơ sinh con nhẹ cân. Các bậc cha mẹ và các thấy thuốc phải có sự quan tâm đặc biệt đến sự cân bằng tâm lí – cảm xúc của các em và cùng các em chuẩn bị việc sinh nở. Sự chuẩn bị này sẽ giúp các em làm quen dần với những sự đảo lộn trong cuộc sống về cả vật chất và tinh thần.

Mang thai ở tuổi vị thành niên là không nguy hiểm, nếu có sự hiểu biết đúng đắn và sự quan tâm chăm sóc của những người thân xung quanh, nếu không sẽ để lại những hậu quả, di chứng nặng nề về tâm sinh lí.

Tóm lại, để có được một thai kì thuận lợi, một thai nhi khoẻ mạnh, phụ nữ nên chọn cho mình độ tuổi mang thai hợp lí từ 20 – 35 tuổi. Mọi trường hợp mang thai quá sớm hoặc quá muộn cũng đều có những ảnh hưởng nhất định đến thai phụ và thai nhi.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai , Sự phát triển của thai nhi , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Dị tật thai nhi và những điều mẹ mang thai nên tránh
  • Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ và thai nhi thực sự khỏe mạnh
  • Những điều mẹ mang thai cần biết
  • Tác hại và cách phòng tránh căng thẳng trong thai kỳ
  • 5 vật dụng trong nhà tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với mẹ bầu

Bình luận

  1. NGÔ THỊ HẢI đã bình luận

    27/08/2011 at 5:24 chiều

    cháu chào bác sỹ. Cháu sắp sinh em bé trai vào năm Tân Mão nhưng cháu chưa biết đặt tên gì cho bé cả. Chồng cháu tuổi Ất Sửu và cháu tuổi Bính Dần xin bác sỹ tư vấn cho cháu. Xin Cảm ơn bác sỹ chúc bác sỹ cùng gia đình luôn mạnh khỏe.

    Trả lời
    • Meyeucon.org đã bình luận

      02/09/2011 at 2:58 sáng

      Bạn có thể tham khảo 1 số tên sau –> Bằng, Bình, Cầu, Diễn, Dũng, Giang, Hà, Hải, Hiệp, Hoàn, Hồ, Hữu, Kỳ, Nguyên, Phan, Quyết, Thắng, Thẩm, Triều, Trí, Uông, Vĩnh, Vịnh, Xuyên…

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn