Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Phải làm gì khi bé 18 tháng chưa biết nói?

Hỏi: Bé nhà tôi đã 18 tháng tuổi nhưng chưa nói được. Tôi phải làm sao?

Chậm nói nếu được điều trị càng sớm thì kết quả càng khả quan.

Trả lời: Hầu hết các bé đều nói được ít nhất một từ khi bé 12 tháng tuổi và thật đáng lo ngại nếu bé nhà bạn không nói được một từ nào khi đã 18 tháng.

Mặc dù không phải phổ biến nhưng chậm nói như bé nhà bạn cũng chưa hẳn là có trục trặc. Các bé trai (nhất là dưới 2 tuổi) thường có xu hướng phát triển kỹ năng ngôn ngữ chậm hơn bé gái. Trong đó nhiều bé hiểu hầu như mọi thứ nhưng lại chậm hoặc ít nói.

Hãy kiểm tra những dấu hiệu phát triển ngôn ngữ ở bé nhà bạn như sau:

– Chỉ tay: Bé có chỉ tay vào những gì bé muốn hoặc hình ảnh trong cuốn sách mà bạn gọi tên không?

– Bé có dường như hiểu những gì mẹ nói không? Ở bé, khả năng hiểu ngôn ngữ thường có trước khả năng nói chuyện. Nếu bé nhà bạn hiểu dường như tất cả những gì người khác nói thì bé sẽ sớm nói được theo cách của riêng bé.

– Bé có sử dụng cử chỉ và nét mặt khi giao tiếp? Ngay cả khi bé không nói được bằng lời thì bé cũng sẽ bộc lộ hàng loạt các tín hiệu không lời. Cho đến 2 tuổi, bé đã tạo ra rất nhiều những tín hiệu không lời khi giao tiếp trước khi bé nói được nhiều từ hơn.

– Bé có “ê a” bập bẹ không? Một nghiên cứu cho thấy, bé “ê a” khi chơi một mình hoặc “a a” để nói chuyện với đồ chơi thực sự là một “kênh” giao tiếp của bé. Bé không nói và không bập bẹ tạo ngôn ngữ thì có khả năng chậm phát triển.

Nhìn chung, bạn nên đưa bé đi khám nếu còn lo ngại. Chậm nói nếu được điều trị càng sớm thì kết quả càng khả quan. Nhiều trục trặc ngôn ngữ được điều trị hiệu quả trước tuổi đi học mà không để lại những biến chứng sau này.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe trẻ em , Tư vấn tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • 6 sự thật vầ tự kỷ mà mẹ nên biết
  • Rất khó cho bé uống thuốc, em có nên trộn thuốc với thức ăn không?
  • Tôi đang rất lo lắng vì bé lười bú mẹ
  • Con tôi rất nghịch ngợm, bướng bỉnh, ngang ngược có phải vì mắc bệnh tâm lý?
  • Cách khắc phục để bé 3,5 tháng tuổi không bị phân tâm khi bú mẹ?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn