Đối với trẻ sơ sinh, các cơ chế tự chủ chưa hoàn thiện, xương toàn thân còn yếu cho nên rất nhiều trường hợp trẻ gặp phải những tai nạn đáng tiếc do sơ xuất của người lớn.
Các bà mẹ thiếu kinh nghiệm chăm sóc có thể dẫn đến các nguyên nhân đột tử cho trẻ như nằm gối quá mềm, nằm gập cổ hoặc bế gập. Điều này khiến trẻ không thể thở, tim ngừng đập. Những tư vấn dưới đây về tư thế nằm gối của các chuyên gia sẽ giúp bạn tránh được các hiểm họa cho trẻ.
Cổ gập dễ gây nghẹn thở
Theo BS Lê Tố Như, phó trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TƯ, tình trạng trẻ đột tử hoặc cơ thể tím tái do nằm, bế không đúng cách không phải là nhiều nhưng cũng không hiếm. Hầu hết các trường hợp đều xảy ra do các bà mẹ không có kinh nghiệm chăm sóc con.
Ví dụ, các mẹ dùng gối mềm hoặc cho bé nằm gập cổ xuống quá mức khiến đường thở bị ngắt. Lúc này, trẻ sẽ không thở được dẫn đến tim ngừng đập và tử vong. Ngoài ra, khi bế bé không thẳng cũng có thể diễn ra tình trạng tương tự. “Nhiều bà mẹ cho bé nằm gập cổ khiến trẻ không thở được, mặt mày tím tái. Khi bác sĩ phát hiện ra mới cấp cứu may mắn qua khỏi”, BS Tố Như cho hay.
ThS.BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoa nhi, Học viện Quân y 103 phân tích, các bé khi cổ chưa nhấc được đồng nghĩa xương cổ, sụn còn mềm nên khi gối không hợp lý làm cổ bé bị gập lại. Tư thế nằm gấp như vậy sẽ gây chẹn vùng hầu họng khiến bé dễ bị sặc. Nắp thanh môn có thể ví như một cái lẫy nhỏ trong cổ họng. Khi ta hít thở nắp thanh môn sẽ mở ra cho không khí đi vào khí quản. Lúc này, nắp thanh môn sẽ đậy sang đường thực quản.
Ngược lại, khi ta ăn, nuốt thức ăn, nắp thanh môn lại mở thực quản và đậy sang khí quản để thức ăn không lọt vào đường thở. Nếu tư thế nằm của bé bị gập lại ở cổ, cản trở hoạt động của nắp thanh môn sẽ có nguy cơ dẫn đến việc trẻ bị sặc, thiếu oxy để thở.
Tư thế nằm gối an toàn
ThS.BS Trương Ngọc Dương nhấn mạnh thêm, để trẻ xảy ra các nguy cơ trên, chiếc gối nằm cũng là một trong các nguyên nhân. Bởi gối dễ ảnh hưởng đến trạng thái tư thế nằm của trẻ. Các bà mẹ cần chú ý lựa chọn gối cho trẻ: Không nên quá cao, quá mềm đến mức khi đặt trẻ nằm lên gối lún hẳn xuống.
Nên chọn gối nhỏ và dài, có độ cứng vừa phải, đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai. Cách đặt gối như vậy sẽ cho trẻ tư thế nằm dễ chịu nhất, cổ hơi ưỡn, ngửa ra sau 10 – 15 độ. Tư thế này cũng tương tự như lúc ta bế bé trên tay, vùng cổ gáy của bé được nâng đỡ trên cánh tay hoặc vùng lõm ở khuỷu tay sẽ giúp bé thoải mái và an toàn nhất. Ngoài ra, không nên dùng quá nhiều chăn gối, hay các tấm chắn mềm trong giường bé, bởi nếu bé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơ gây cho bé khó thở.
Việc đặt vào giường bé những món đồ chơi, gối và chăn có thể sẽ là chướng ngại vật khiến cho hoạt động hô hấp của bé gặp khó khăn. Vì thế, các mẹ chỉ nên đặt những vật dụng thực sự cần thiết trong giường bé, còn không hãy để giường của bé thật thoáng đãng, ít đồ dùng.
“Có thể phát hiện trẻ khó thở bằng biểu hiện trên bề mặt như mặt bé tím tái, chân tay quờ quạng… Lúc này cần cấp cứu trẻ bằng nhiều biện pháp như cho trẻ nằm thẳng, để đường thở thẳng hoặc hơi ngẩng lên. Búng vào gan bàn chân hoặc xoa vào lưng để trẻ dễ thở. Đồng thời cần dùng dụng cụ bóng bóp để kích thích trẻ thở trở lại“, BS Tố Như hướng dẫn.
“Hãy đặt bé luôn nằm ngửa khi ngủ và tư thế này sẽ giữ an toàn cho bé và làm giảm đáng kể hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khi ngủ. Chiếc đệm của bé phải vững chắc, bằng phẳng và không bị lún. Chăn đắp của bé là chăn ít lông, mềm mại, chỉ nên đắp cao lên đến ngực bé. Nên có tấm chẹn ở xung quanh giường cũi để bé không bị đụng đầu khi trở mình. Tuy nhiên, tấm nệm này cũng phải xử lý sao cho chúng không thể rơi xuống đè lên mặt làm bé ngạt thở”, TS Benildo Guzman (giám đốc Viện Nghiên cứu giấc ngủ, thuộc Trung tâm Y tế tây Boca, Florida, Hoa Kỳ) cho hay.
hat mit đã bình luận
Chào bác sĩ.
Cháu có nhóm máu o,lúc có chửa huyết áp em thường ở 140/80 và vừa rồi em mổ thai được 3,3kg.3 hom đầu sưã chưa về cháu có cho con uống sữa non mama thì có xuất hiện tượng vàng da( vào cả mắt).Cháu có báo cho bác sĩ.bác sĩ lấy máu và đi xét nghiệm.kết luận là con cháu hơi yếu pin không sao cả,cho cháu bú nhiều và tắm nắng 30 phút mỗi ngày,cháu có làm theo hiện tại sữa cháu rất nhiều,con cháu bú khỏe,ngủ ngon.Bây giờ cháu được 4 tuần nhưng hiện tượng vàng da vẫn chưa hết chỉ thuyên giảm đôi phần,đặc biệt lòng trắng của cháu vẫn vàng,cháu co tìm hiểu đó là triệu chứng vàng da sinh lý,nhưng thường chỉ kéo dài 1-2 tuần là hết,vậy cháu xin hỏi tình trạng như con có sao không? cháu nghe nói nếu không chữa trị kịp thời cháu sẽ chậm lớn và kem thông minh có phải không?nếu vậy cháu phải làm sao?
Rất mong câu trả lời của bác sĩ ! cháu xin cảm ơn
Nguyen Thi Thanh Loan đã bình luận
Toi co 1 be gai duoc 4 thang tuoi. Can nang luc moi sinh la 3,3kg. Luc 4 thang tuoi nang 6,1kg. Vay con toi co bi coi xuong hay khong? Chau ngu khong ngon giac, vao ban ngay ngu chi khoang 30 phut la day. Ban dem thi ngu khong ngon giac, toc be moc rat thua. Vay con toi co bi thieu vi chat gi khong? Lam sao de be tang can deu? Xin duoc nhan y kien tu cac bac si. Xin chan thanh cam on!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Cân nặng của bé phù hợp tháng tuổi, nhưng bạn cần theo dõi chiều cao nữa. Nếu bạn cho con bú sữa mẹ thì bạn nên uống Obimin để bổ sung vi chất cho cả 2 mẹ con. Hàng ngày phải cho bé tắm nắng. Phòng ngủ quá kín và nếu người lớn ngủ chung với bé có từ 2 người trở lên thì bé ngủ đêm không ngon giấc do thiếu không khí.
Trần Thanh Dương đã bình luận
Chào meyeucon…chúc tập thể meyeucon sức khỏe và thành công.
Me yêu con ơi, nhà em sinh bé lần đầu tiên, nên hai vợ chông chưa có kinh nghiệm chăm sóc bé. Bé nhà em được 6 tuần rôi, nhưng đi đại tiện thì phân vẫn có bòn bọt, và phân ở dạng nước. Cháu đi tiểu và đại tiện rất nhiều lần trong ngày. Đối với bé như nhà em là có bỉnh thưởng không a? bình thương thì phân của cháu ở tuổi này như thế nào a? Số lần đi tiểu và đi đại tiện và bao nhiêu là bình thường a?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Phân của bé như vậy cũng không có gì bất thường đâu bạn nhé. Nên chú ý chế độ ăn của mẹ ít dầu mỡ hơn. Số lần đi của bé ở tháng thứ 2 có thể từ 2-3 lần nếu bé ăn khỏe.
Nguyễn Thị Hạnh đã bình luận
Con trai em mới được gần 1 tháng tuổi, từ lúc ở bệnh viện về em phát hiện có tiếng khò khè nhỏ nhỏ ở lồng ngực bé, có nhờ 1 cô y tá đến nghe tim phổi thì được kết luận là do dịch ối hút ra chưa hết, bé cũng không có biểu hiện sốt hay khóc khó chịu. Chỉ lúc bú mẹ, có thể một phần sữa mẹ xuống nhanh mà bé thì lại ham ăn (trộm vía) nên bé hay bị sặc, nhưng em nghĩ 1 phần nguyên nhân trên cũng tác động vào. Giờ bé được gần 1 tháng tuổi, về đêm em phát hiện thấy bé khò khè nhiều hơn ở gần cổ, như lúc người lớn có đờm ở cổ, bé ngủ không yên giấc do giật mình và hay vặn mình, cả ban ngày mỗi khi bé vặn mình đều đỏ cả mặt và vặn vẹo lung tung. Bác sĩ cho em hỏi hiện tượng đó có sao không ạ? Liệu dịch ối ở phổi bé có được cơ thể bé tự đẩy ra ngoài không? Mẹ em nói trẻ con 3 tháng đầu cứ vặn mình liên tục thì mới lớn, bác sĩ cho em lời khuyên về hiện tượng vặn mình của bé, liệu em có phải đưa cháu quay lại bệnh viện để hút dịch ối ra không. Cảm ơn bác sĩ nhiều
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn thân mến ơi, y tá nào mà trả lời liều lĩnh vậy, họ không biết nghe tim phổi bé sơ sinh đâu, dịch ối mà còn trong phổi bé thì nguy to từ lâu rồi. Ngay đến 'lão làng" trong chuyên khoa nhi mà không có kinh nghiệm sâu về sơ sinh cũng không dám kết luận vậy bạn nhé. Bé có khò khè là do kéo đờm có thể do thể tạng tăng tiết dịch của bé, có thể do chính nguyên nhân bị sặc sữa lên mũi mà bé thì không biết khạc như chúng ta. Bạn nên rỏ nước muối sinh lý làm loãng đờm ra và lấy sợi chỉ bông ngoáy nhẹ mũi làm cho bé hắt hơi sẽ có thể ra gỉ hoặc đờm. Nếu bạn thấy không yên tâm thì đưa bé đi khám BS Nhi chuyên Tai-Mũi-Họng nhé.
tran thi hoa đã bình luận
be nha minh duoc 7 thang tuoi , Be an tot ban ngay be choi ngoan vui ve chan tay hoat bat, ngu kha tot nhung ve dem be rat kho ngu , giac ngu ko sau hay tro minh, vi minh da di lam nen minh thay rat met . minh muon hoi xem co ai co cach nao giup be ngu ngon ve dem ko giup minh voi.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Có thể bé ngủ nhiều ban ngày quá chăng ? (người trông bé chỉ muốn bé ngủ để yên thân ?). Bạn nên kiểm tra độ thoáng khí của phòng ngủ, có thể 2 người lớn ngủ cùng đã thở hết của bé rồi. Có thể bé đói, nên điều chỉnh thêm 1 bữa sữa trước lúc ngủ nếu bạn cho ăn bột từ 18-19 giờ.