Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

5 nguyên tắc khiến trẻ biết lắng nghe hơn

Trẻ thường mải chơi và ít khi sẵn sàng lắng nghe sự dạy bảo của cha mẹ. Cũng có khi, trẻ tỏ thái độ bất hợp tác khiến bạn cảm thấy giống như đang nói với… đầu gối.

5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn dạy con biết lắng nghe hiệu quả.

Trẻ xứng đáng nhận được lời động viên, khích lệ của cha/mẹ khi chúng biết vâng lời.

1. Nhìn thẳng vào mắt trẻ

Khi trẻ đã tập trung hoàn toàn, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Nhắc nhở trẻ thực hiện ngay những yêu cầu của bạn. Nếu trẻ trì hoãn “Cho con 10 phút nữa, để con chơi xong trò chơi này rồi con sẽ làm”, bạn sẽ không “đàm phán” với đề nghị của trẻ mà ‘buộc’ trẻ thực hiện ngay những lời bạn nói.

2. Không lặp lại nhắc nhở nhiều lần

Nếu như bạn đã yêu cầu trẻ làm việc gì đó, nhưng trẻ vẫn chưa thực hiện thì bạn chỉ nhắc nhở lại 1 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, trẻ dễ lầm tưởng bạn đang cáu giận và mắng chúng nên có tâm lý tránh xa bạn.

Sau khi nhắc nhở, nếu trẻ vẫn ngoan cố, hãy chỉ cho chúng thấy hậu quả của việc không nghe lời. Ví dụ: “Cha/mẹ đã nhắc nhở con dọn dẹp phòng mình 1 lần rồi. Nếu con không làm ngay bây giờ thì cha/mẹ sẽ không mua cho con bất kỳ thứ gì từ giờ đến cuối tháng”.

3. Đưa ra hình phạt phù hợp với từng độ tuổi

Nếu trẻ ương ngạnh không nghe lời, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có hình phạt thích hợp theo từng độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn như, với trẻ nhỏ, hình phạt úp mặt vào tường có hiệu quả răn đe rất tốt.

4. Khen khi con vâng lời

Trẻ xứng đáng nhận được lời động viên, khích lệ của cha/mẹ khi chúng biết vâng lời. Đôi khi, một phần thưởng nho nhỏ như: 1 cái ôm, hay 1 que kem… thực sự là món quà vô giá giúp trẻ phấn chấn hơn rất nhiều.

5. Không để con làm việc riêng khi bạn đang nói

Không phải lúc nào trẻ cũng sẵn sàng lắng nghe sự dạy bảo của cha mẹ. Đôi khi, trẻ tỏ thái độ bất hợp tác khiến bạn cảm thấy giống như đang nói chuyện với… đầu gối.

Vì vậy, khi nói chuyện với con, bạn nên dừng lại tất cả các công việc đang làm và yêu cầu con thực hiện giống bạn. Chỉ khi trẻ không bị phân tâm, hoàn toàn tập trung vào câu chuyện thì những điều bạn nói mới “lọt“ vào tai chúng.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cách nuôi dạy con trẻ , Giáo dục trẻ em , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Con trẻ đang hư nhanh hơn vì điều này
  • 5 cách ‘nói’ bố mẹ yêu con
  • Để trẻ không còn thấy tò mò về những “cảnh nóng” trên phim
  • Để trẻ thấy hạnh phúc khi biết quan tâm và chia sẻ với mọi người
  • Bí quyết để “đối phó” với trẻ bướng bỉnh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn