Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Nặn sữa bằng tay và những điều cần lưu tâm

Hỏi: Tôi được biết trong một số trường hợp sản phụ cần phải vắt, nặn sữa. Vậy phải làm thể nào cho đúng cách và đảm bảo vệ sinh?

Trả lời: Nặn sữa bằng tay dễ thực hiện và ít đau nên thường được chị em ưu tiên chọn lựa. Dưới đây là những điều chị em nên lưu ý khi nặn, vắt sữa:

– Tắm nước nóng là cách tốt nhất giúp bạn thực hiện nặn sữa bằng tay hiệu quả, vì nước nóng sẽ kích thích dòng sữa tiết ra nhiều hơn.

– Khi đã cảm thấy thoải mái, bạn hãy bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng nặn và mát xa ngực theo hướng từ trên xuống dưới, hướng về phía bầu ngực. Bạn hãy bảo đảm làm điều đó cho tất cả vùng xung quanh ngực 1 cách đều nhau.

– Ngực của bạn phải nằm trong lòng bàn tay, với ngón tay cái đặt lên phần trên ngực và những ngón còn lại đặt phía dưới ngực (theo hình chữ C). Các ngón tay của bạn nên đặt sau đầu ti từ 3-5 cm.

Tư thế đặt tay khi nặn sữa.

– Ấn nhẹ ngực theo hướng thành ngực.

– Đẩy ngón tay cái và những ngón còn lại lần lượt hướng vào nhau, nặn ngực 1 cách nhẹ nhàng.

– Bạn không nên kẹp đầu ti của mình. Sữa không có tại đầu ti của bạn, do đó khi kẹp vào đầu ti, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái và thậm chí còn có thể khiến lượng sữa tiết ra bị ngưng lại (đây là lý do tại sao bé cần phải ngậm đầy miệng khi bú sữa).

– Bạn hãy lặp lại những động tác trên. Sữa sẽ mất một khoảng thời gian để tiết ra, và bạn cần phải luyện tập làm việc này 1 lúc trước khi bạn có thể làm sữa thực sự tiết ra.

– Sau một chút thời gian, bạn hãy xoa nhẹ tay xung quanh ngực và lặp lại động tác này vài lần. Bạn phải luôn nhớ nặn sữa từ vùng xung quanh ngực.

– Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn một cái chai đã được tiệt trùng để đựng lượng sữa bạn vừa nặn ra.

Lưu trữ và sử dụng sữa thế nào?

Sữa cần chứa trong một bình khử trùng. Thời hạn lưu trữ sữa như sau:

– Trong tủ lạnh tối đa 2 ngày.

– Lưu trữ được 2 tuần trong ngăn đá tủ lạnh.

Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Sữa mẹ sau khi rã đông vẫn còn chất lượng tốt hơn so với sữa bột, sữa đặc khác. Không tái đông lạnh sữa lần nữa khi nó đã tan.

Bé có thể uống sữa khi còn hơi lạnh. Bạn nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể người. Không nên hâm nóng sữa bằng lo vi sóng.

Nếu em bé của bạn đang được chăm sóc trong bệnh viện vì sinh non hoặc bị bệnh, bạn có thể liên hệ với nhân viên y tế để lưu trữ sữa của mình dành cho bé uống.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Những lợi ích giảm cân từ trứng gà bạn đã biết chưa?
  • 18 nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ mà bạn cần biết.
  • Lần đầu làm cha mẹ
  • Những lý do nên ăn khoai lang hàng ngày
  • Da đẹp, hết nếp nhăn nhờ ngải cứu

Bình luận

  1. Dung đã bình luận

    27/09/2011 at 10:11 sáng

    Bé nhà mình đc 1 tháng tuổi, từ lúc mới sinh ra mặt bé có rất nhiều mụn đỏ. ở đầu mụn lại có mủ cúng.tắm các loại lá và bôi thuốc vẫn không khỏi. vậy bé nhà mình bị làm sao hả meyeucon?

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      07/10/2011 at 5:27 sáng

      Bạn cho bé đi khám BS chuyên khoa da liễu để điều trị, không nên tự ý bôi thuốc sẽ nguy cơ làm bé ngộ độc thận.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn