Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Dược phẩm nào có thể gây vô sinh ở nam giới?

Để tinh dịch có chất lượng tốt, đảm bảo cho quá trình thụ thai thành công, nam giới phải bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình một cách toàn diện. Có rất nhiều những thói quen, thú vui, hóa chất và tá dược… có thể ảnh hưởng xấu đến “các chiến binh tí hon” vì vậy họ phải tỉnh táo trong mọi hành vi của mình.

Trong bài viết này, chúng tôi xin lưu ý bạn về một số loại tá dược có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới, nếu có ý muốn thuận lợi trong việc thụ thai để có những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh thì các bạn nam cần hết sức lưu ý về điều này.

Một số lạo dược phẩm có thể gây vô sinh ở nam giới

Những loại thuốc Tây y ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới

– Thuốc Procarbazine: thuốc này có khả năng khiến nam giới bị triệt sản nên nam giới tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này khi chưa có đủ số con như mong muốn và không có ý định triệt sản. Chỉ sử dụng thuốc này trong trường hợp thực sự cần thiết và tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ.

– Thuốc chứa methyl ester ethyl sulfonate và busulfan: những thuốc này có thể dẫn đến tinh bào DNA bị tổn thương. Những tổn thương DNA ở tinh trùng là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới. Nên trong thời gian chuẩn bị thụ thai, ít nhất là 3 tháng, nam giới nên tránh sử dụng những loại thuốc có thành phần này.

– Thuốc chứa Thiotepa Injection có thể dẫn đến biến dạng nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai, vì vậy trong thời gian chuẩn bị mang thai, nam giới cũng không nên sử dụng những loại thuốc có chứa thành phần này.

– Thuốc chứa Nonoxinol: có thể phá vỡ lớp mỡ trên bề mặt tinh trùng, làm giảm sức sống của tinh trùng, giảm khả năng thụ thai của tinh trùng. Vì vậy thời gian chuẩn bị mang thai, nam giới cũng nên tránh sử dụng những loại thuốc có chứa thành phần này.

– Thuốc chứa Benzyl chloride hydrochloride có thể phá vỡ cơ quan vận động và cực đầu của tinh trùng dẫn đến tinh trùng bị chết, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Đối với loại thuốc này, trong thời gian ít nhất là 3 tháng trước khi thụ thai nam giới không nên sử dụng.

– Có nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của tinh trùng mà nam giới cần tránh sử dụng trong thời gian chuẩn bị thụ thai, như: Cimetidine (một loại thuốc giảm đau) có thể cản trở sự trưởng thành bình thường của tinh trùng, propranolol (thuốc chữa nhịp tim bất thường) có thể ức thể hoạt động của tinh trùng, nitrofulral, thiophene, Chlorambucil, cyclophosphamile, vinbalastine có thể ức chế trực tiếp hoặc làm tổn hại đến việc sinh sản tinh trùng.

– Bên cạnh đó có một số loại thuốc nếu uống với liều lượng nhỏ thì không gây ảnh hưởng nhưng nếu uống với một lượng lớn thì cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng của nam giới đó là aspirine, vitamin B12, vitamin E… cũng có tác dụng ức chế sinh sản tinh trùng, Reserpine, 5 – hydroxytryptamine có thể ức chế hệ thống não trung gian – tuyến yên, gián tiếp ức chế sản sinh tinh trùng.

Những thuốc Đông y ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới

Ngoài những loại thuốc Tây y nói trên, các loại thuốc Đông y hoặc thuốc thảo mộc theo đơn có chứa các thành phần sau cũng không được sử dụng: Caryphyllaceae – Gypsophila paniculate L, Saponaria officinalis, Flos Hibisci. Các loại thảo dược này có thể làm giảm sức sống của tinh trùng hoặc có tác dụng ức chế tương đối mạnh đối với túi chứa tinh trùng, tinh hoàn và bó sinh tinh.

Còn một số loại như dichlorvos organophosphorus pesticide (một loại thuốc trừ sâu), hợp chất phốt phát hữu cơ (dùng làm thuốc diệt vật gây hại, gây nhiễm độc khi hít vào, nuốt phải hay hấp thụ qua da) hay thuôc diệt cỏ cũng không được tiếp xúc, nếu không sẽ tổn hại đến nguồn tinh trùng, túi chứa tinh trùng, tinh hoàn và bó sinh tinh của nam giới.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai , Sức khỏe đàn ông , Thuốc và sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Thảo dược giúp tăng khả năng thụ thai
  • Chuẩn bị mang thai: bố nên làm gì?
  • Những thực phẩm bố cần hạn chế khi muốn có con
  • Những thông tin cần thiết khi tiến hành thử thai tại nhà
  • Để nhanh phục hồi sau phẫu thuật thai ngoài tử cung

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?

Giải đáp chi tiết: Tại sao bà bầu lại bị thiếu máu?

Bổ sung axit folic, sắt và canxi cho mẹ bầu vào thời điểm nào?

Bổ sung axit folic, sắt và canxi cho mẹ bầu vào thời điểm nào?

10+ dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ dưới 1 tuổi

10+ dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ dưới 1 tuổi

Nhận biết dấu hiệu rối loạn nội tiết tố

Nhận biết dấu hiệu rối loạn nội tiết tố

Bị rối loạn nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì?

Bị rối loạn nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn