Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thiểu năng sinh dục ở nữ

Hỏi: Con gái tôi đã 16 tuổi nhưng không phát triển như các thiếu nữ bình thường, như vú không phát triển, không có kinh nguyệt… đi khám kết quả ghi là thiểu năng sinh dục tiên phát. Vì sao cháu lại bị như vậy?

Tổn thương buồng trứng có thể là nguyên nhân của thiểu năng sinh dục nữ

Trả lời: Thiểu năng sinh dục tiên phát là hội chứng do tác động trực tiếp của các quá trình bệnh lý trên chức năng buồng trứng làm giảm tiết oestrogen. Nguyên nhân: do rối loạn bẩm sinh biệt hoá sinh dục; do nhiễm khuẩn: viêm tuyến mang tai, giang mai, lao…; do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Nếu tổn thương buồng trứng ở tuổi thiếu nhi, các triệu chứng về giới tính sinh dục thứ phát không phát triển, tuyến vú không phát triển, lông ở mu vệ, lông nách không mọc hoặc thưa thớt, tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển không đầy đủ, vô kinh tiên phát, khung chậu hẹp, mông phẳng. Nếu bệnh phát triển ở người lớn thì không mất cân xứng khung xương, các triệu chứng về phát triển các cơ quan sinh dục biểu hiện ít rõ ràng hơn, vô kinh thứ phát, thường có những triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật. Nồng độ hormon hướng sinh dục tăng trong máu và nước tiểu; ngược lại nồng độ oestrogen giảm. Chụp Xquang khung chậu thấy teo tử cung và buồng trứng; thưa xương ở khớp cổ tay, cột sống… Điều trị: kích thích phát triển sinh lý ở tuổi trước dậy thì bằng steroid tăng đồng hóa. Từ tuổi 15 điều trị bằng oestrogen, khi đã cốt hoá sụn đầu xương, dùng hormon sinh dục nữ điều trị với liều thông thường.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Những lợi ích giảm cân từ trứng gà bạn đã biết chưa?
  • 18 nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ mà bạn cần biết.
  • Lần đầu làm cha mẹ
  • Những lý do nên ăn khoai lang hàng ngày
  • Da đẹp, hết nếp nhăn nhờ ngải cứu

Bình luận

  1. hai yen đã bình luận

    09/09/2012 at 2:22 chiều

    bs oi cho em hoi,nam nay em 30t nhung 2 nam gan day co quan sinh duc cua em lai bi mat cam giac va it khi tiet ra chat dich nen viec quan he rat kho khan,bs cho em biet em bi benh gi va cach dieu tri the nao?em cam on bs

    Trả lời
  2. Tâm đã bình luận

    01/10/2011 at 2:14 chiều

    BS làm ơn cho e xin hỏi??? E và bạn trai quan hệ tình dục ngoài. Câu bé của anh ấy thì có chạm vào cô bé của e vài phút. A ấy và e đều có dịch nhờn tiết ra. E thì có kinh vào ngày 10 đến ngày 28 e bắt đầu quan hệ. E có uống thuốc tránh thai khẩn cấp MIFESTAD 10 thì dc ko?? Và E uống nó sau 1 ngày?? Tỉ lệ mang thai e như thế nào ạ??? Chân thành xin BS giúp dùm e???

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      03/10/2011 at 7:44 sáng

      Nếu VK 28 ngày thì "quan hệ" vào ngày thứ 18-19 không đáng lo, và bạn cũng đã uống phòng thuốc TTKC rồi. Tốt nhất hãy biết giữ gìn cái "ngàn vàng" mà cha mẹ đã cho bạn.

      Trả lời
  3. Mai đã bình luận

    30/09/2011 at 4:20 chiều

    Từ trc đến h kinh nguyệt của cháu k đều, hay bị chậm ngày, chậm lâu nhất là 3 -4 ngày. Tháng trc cháu có kinh vào ngày 15, nhg đến hết tháng này rồi mà cháu vẫn chưa có kinh, trong khi đó cháu k quan hệ gì hết, Bs cho cháu biết cháu có bị làm sao k ạ ?
    Cảm ơn Bs

    Trả lời
    • BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận

      30/09/2011 at 4:55 chiều

      Cháu bị rối loạn kinh nguyệt thôi, có thể nguyên nhân xuất phát từ những căng thẳng như học thi, chuyện gia đình, phiền muộn vì bạn bè hiểu lầm, tình yêu tuổi học đường..v..v.. Kinh nguyệt tháng sau chậm 2-4 ngày so với tháng trước vẫn được coi là bình thường, vòng kinh như thế là 32-35 ngày. Lần này nếu chậm dài như vậy nên theo dõi thêm nếu còn lặp lại thì mới nên khám và điều trị. Nếu do những căng thẳng nào đó, cháu nên tìm cách giải quyết, nếu chỉ là áp lực học tập thi cử thì nên bồi dưỡng đảm bảo sức khỏe, uống nhiều nước cam, chanh, bưởi… (nhiều vitamin C) và lập kế hoạch học tập cho khoa học để cơ thể lập lại trạng thái cân bằng. Lần hỏi sau nhớ phải xác nhận hộp thư để nhận câu trả lời.

      Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn