Nhiều phụ nữ lần đầu mang thai 6 đến 12 tuần sẽ có những biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi… nhất là trong buổi sáng sớm khi bụng rỗng, y học gọi đó là phản ứng thời kỳ đầu mang thai, thường gọi là nghén. Tuy nhiên cũng có một số bà bầu vẫn tiếp tục bị nôn mửa sau tuần thứ 12, thậm chí cứ ăn là nôn, y học gọi đó là nôn quá mức khi mang thai.
Triệu chứng
Lâm sàng chia nôn quá mức khi mang thai thành hai loại: nặng và nhẹ.
Nhẹ: Những người bị nhẹ có biểu hiện nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi, có khi còn kèm theo táo bón, mất ngủ, song nhiệt độ cơ thể, mạch đập vẫn bình thường.
Nặng: Những người bị nặng nôn liên tục, cứ ăn là nôn, miệng đắng ngắt, sốt, đi tiểu, thần kinh mệt mỏi, da khô ráp, trường hợp cá biệt còn xuất hiện hiện tượng huyết áp thấp, nhiệt độ cơ thể tăng, vàng da, ngủ, li bì, co giật, thậm chí nguy hại tới tính mạng phụ nữ mang thai.
Những ảnh hưởng của hiện tượng nôn quá mức
Phân tích từ góc độ y sinh học, do nôn quá mức khi mang thai, không đưa được thức ăn vào cơ thể, phôi thai phát triển không tốt ở thời kỳ đầu do thiếu dinh dưỡng, bởi vậy phụ nữ mang thai rất dễ sinh ra trẻ bị dị tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Đồng thời bị nôn khi mang thai sẽ khiến cho người mẹ mất nhiều nước, nhiệt độ cơ thể tăng cao, sẽ ảnh hưởng tới tổ chức não của thai nhi, khiến trẻ đần độn, Ngoài ra, nôn quá mức khi mang thai, còn ảnh hưởng tới tử cung, khiến tử cung co bóp, dễ gây ra sảy thai.
Phòng trị hiện tượng nôn quá mức
Để phòng trị hiện tượng nôn quá mức khi mang thai, phụ nữ mang thai cần:
– Khắc phục tâm lý lo sợ, không nên suy nghĩ quá nhiều, “đối xử” với những hiện tượng bất thường, với những khó chịu khi mang thai bằng thái độ lạc quan.
– Tăng cường điều chỉnh lại chế độ ăn uống, không ăn quá nhiều thức ăn trong cùng một thời gian mà nên ăn ít và ăn thành nhiều bữa, chọn món ăn mà bạn yêu thích, để có đủ dinh dưỡng cho bạn và thai nhi thì bạn cần phải đặt quyết tâm dù nôn cũng phải cố gắng ăn. Bạn nên chon các thực phẩm có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ làm cho bạn dễ bị nôn và đồng thời ăn nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho thai nhi.
– Bạn phải quan tâm đến giấc ngủ của mình khi mang thai, bạn cần ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, giấc ngủ phải ngon và sâu để đảm bảo nhuận tràng.
– Nếu bạn bị quá nặng bạn cần đi khám và nhờ bác sĩ tư vấn, bác sĩ có thể sẽ cho bạn bổ sung Vitamin B6, vitamin C hoặc một loại thuốc đặc trị nào đó mà không ảnh hưởng đến thời kỳ mang thai. Nếu hiện tượng này quá nặng mà không điều trị bằng thuốc được, dẫn đến những bất thường với thai nhi thì có thể bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên về việc bạn có nên giữ lại thai nhi này hay không.