Cái bụng tròng xoe khi đang mang bầu có thể gây ra những khó chịu nhất định cho thai phụ nhưng đó lại là thiên chức và niềm hạnh phúc của bạn. Để bạn luôn tươi tắn, dễ chịu hơn ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, hãy tìm hiểu về những diễn biến chung nhất và các biện pháp ứng phó được đề xuất nhé.
7 giờ sáng – Thức dậy và buồn nôn
Ngáp! Thức dậy, bạn lần mò đồng hồ báo thức, gạt chăn ra và… chạy vào buồng tắm để nôn thốc nôn tháo. Cơn ốm nghén ảnh hưởng đến khoảng 90% phụ nữ mang thai. Việc này chủ yếu xảy ra do hormone, nhưng có thể trở nên tệ hơn do căng thẳng và mệt mỏi. Gừng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, nhưng tốt nhất hãy tránh bánh quy gừng vì chúng chứa quá ít gừng và quá nhiều đường để có thể giúp bạn thật sự hiệu quả.
8 giờ sáng – “Tắc nghẽn”
Vừa khi hết cảm thấy khổ sở thì đã đến giờ để bạn ngồi bàn cầu và phát hiện ra mình bị táo. Hormone thai nghén progesterone làm giảm nhu động ruột của bạn để hấp thụ tối đa dưỡng chất. Để chống lại việc này, bạn hãy ăn nhiều trái cây và rau – những rau nhiều chất xơ như cần tây và cải xoong rất tốt – và uống nước đều đặn. Tránh uống quá nhiều nước trà vì chất tanin có thể làm chậm nhu động ruột.
Và thế chưa hết, việc tắc nghẽn không cho thoát ra được này có thể khiến bạn bị trĩ. Những dấu hiệu bao gồm đau nhức mông và chảy máu. Hãy luôn thông báo cho bác sĩ nếu có tình trạng chảy máu ở đó. Và cả ở những nơi khác nữa, như nướu của bạn. Bạn có thể phát hiện nó bị chảy máu khi bạn chải răng. Đó là bởi những thay đổi hormones khó chịu làm cho nướu răng bị sưng và viêm. Hãy đánh răng và dùng chỉ nha khoa để phòng ngừa các bệnh về nướu.
9 giờ sáng – Áp lực
Thế giới này, bao gồm cả công việc của bạn, không ngừng lại bởi vì bạn đang mang thai. Trừ khi bạn đã nghỉ sinh, còn không thì bạn vẫn phải đối diện với việc di chuyển hàng ngày. Sự tăng lên các hormone buồng trứng do nhau thai tiết ra cuối thai kỳ đang kéo căng các dây chằng và các cơ của bạn, khiến bạn rất dễ bị căng mắt cá, vậy nên hãy tránh những đôi giày cao gót nếu bạn có thể. Hoặc chỉ đi ít ít thôi.
Thế rồi bạn đến chỗ làm chỉ vừa kịp lúc để chạy vội vào nhà vệ sinh. Áp lực từ tử cung đang lớn dần lên có thể khiến bạn cảm thấy mình liên tục cần đi tiểu. Nhưng đừng vì vậy mà giảm uống nước, nếu không bạn có thể sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu. Và bạn chắc chắn không cần thêm vấn đề phiền hà gì nữa khi đang mang bầu thế này! Để giúp làm giảm bớt cảm giác của cái bàng quang đầy tràn, hãy nhấc bụng lên khi đi tiểu.
Hãy thử: Những đôi giày giúp nâng đỡ các cơ của bạn khi bước đi, và người ta còn nói chúng cực kỳ thoải mái cho đôi bàn chân sưng phù, mệt mỏi của các bà bầu (với đế lót dày).
11 giờ sáng – Đột ngột cạn kiệt năng lượng
Cơ thể bạn đang làm việc chăm chỉ để nuôi con trong thai kỳ, vậy nên không có gì ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy kiệt sức sau chỉ mới vài tiếng – đó là cách mà cơ thể bạn nói rằng bạn cần nghỉ ngơi. Hãy ngả lưng một chút nếu bạn đang ở nhà. Nếu bạn đang ở chỗ làm, hãy cố gắng để có được 5 phút tránh xa màn hình máy tính và tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi thư giãn. Nhưng bạn đừng đứng dậy quá nhanh, nếu không bạn có thể thấy muốn xỉu. Những thay đổi trong hệ tuần hoàn của bạn trong thai kỳ có thể đồng nghĩa với áp lực máu thất thường, nên khi bạn đang ngồi hay đang nằm, hãy đứng dậy từ từ.
1 giờ trưa – Ăn trưa + chứng khó tiêu
Thời gian mang thai là khoảng thời gian tuyệt nhất để ăn thỏa thích. Một chút – hoặc rất nhiều – những thứ bạn ăn để giúp nâng cao mức năng lượng và tâm trạng của bạn, nhưng bạn có thể bị phiền vì chứng khó tiêu và ợ nóng sau đó. Trong suốt thai kỳ, progesterone để hở van ở ngay “lối vào” dạ dày của bạn, tạo ra một lượng nhỏ acid trào ngược lên thực quản. Hãy tránh những món ăn chiên xào nhiều gia vị, hãy ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên để tránh áp lực lên cái van dạ dày quá đầy.
Hãy thử: Hãy thử một hỗn hợp bạc hà, hoa chamomile và lá thục quỳ để làm dịu ợ nóng.
2 giờ chiều – Đau đầu mệt mỏi
Những cơn đau đầu ở giai đoạn đầu thai kỳ thường do những mạch máu trên đầu giãn ra do progesterone. Lo lắng và mệt mỏi có thể cũng là nguyên nhân thêm vào. Nếu bạn đã ở tam cá nguyệt thứ 3 và bị đau đầu, giảm thị lực, hãy đi khám. Trong một số trường hợp hiếm hoi, đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nhưng trong hầu hết giai đoạn, bạn có thể dùng paracetomol khi mang thai, chỉ đừng lạm dụng nó và hãy đề cập đến những cơn đau đầu này với bác sĩ nếu chúng cứ trở lại.
Hãy thử: Hỗn hợp trộn giữa cây kim sa, long não và bạc hà mịn mát đắp lên thái dương và sau gáy sẽ giúp làm dịu cơn đau đầu của bạn. Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp này với đôi chân sưng phù và cái lưng đau nhức. Một cách giảm đau đầu khác là nằm trong phòng tối, yên tĩnh với một cái khăn ẩm đắp trên trán.
3 giờ chiều – Cảm thấy muốn bệnh và buồn ngủ
Bạn bị nghén? Nghén cả ngày? Hãy uống nước nhiều và thử xem loại thức ăn nào có tác dụng giúp bạn giảm buồn nôn. Bạn có thể cũng cảm thấy mệt. Lượng đường trong máu có thể tụt nhanh chóng bởi con đang giúp bạn đốt cháy nhiều calories hơn, vậy nên hãy ăn ít một và ăn nhiều lần. Hãy ăn một chén súp vào giữa chiều hoặc để sẵn những loại quả, hạt nhiều năng lượng và quả mọng trong tầm tay.
Hãy tránh những thực phẩm “nặng mùi”; chẳng hạn như mùi thịt hay thịt gà có thể dễ khiến bạn bị dội nên hãy bật quạt hút mùi. Hãy hít thở sâu và yên lặng trấn tĩnh cơ thể. Căng thẳng làm cho tình trạng buồn nôn tệ hơn, nên hãy cố gắng có chủ ý làm chậm nhịp thở lại và thư giãn.
6 giờ chiều – Ôi! Đau khắp người
Một ngày thật dài và bạn đã mệt lử. Chỗ nào cũng đau, kể cả ngực của bạn. Ngực của bạn lớn lên và nhạy cảm hơn do các mạnh máu và tế bào sữa đã sẵn sàng cho việc cho con bú. Progesterone làm thư giãn các khớp và dây chằng và kết quả là đau vùng lưng dưới.
Hãy thử: Giờ là lúc bạn nên có một chiếc áo ngực nâng đỡ vừa vặn để tránh các cơ bị căng ra. Nếu bị đau cơ, bạn hãy thử nhẹ nhàng kéo giãn, tập yoga hay tắm nước ấm và massage.
Hãy chợp mắt bất cứ lúc nào mẹ thấy quá mệt và muốn ngủ. (Ảnh: Inmagine)
7 giờ tối – Đơn giản là kiệt sức
Bạn có cảm giác như vừa chạy marathon, đúng không? Cực kỳ mệt mỏi là điều khá bình thường trong giai đoạn đầu thai kỳ do việc sản xuất hormone tăng lên và lượng máu lưu thông cũng tăng lên khiến cơ thể bạn dường như phải làm việc nhiều hơn bình thường.
Quan trọng là phải tìm ra lúc để giải tỏa. Hãy tập kỹ thuật thở sâu và đi ngủ sớm. Có rất nhiều tài liệu dạy cách thở theo yoga hoặc dành riêng cho bà bầu. Cũng đừng ngại chợp mắt một tí mỗi khi có thể. Bạn có thể làm một giấc ngay bây giờ nếu có thể.
Hãy thử: Khi bạn cảm thấy các mức năng lượng của mình đột ngột tụt xuống, đó có thể do mức độ sắt thấp. Nếu bạn không uống thuốc thì có thể dùng thực phẩm bổ sung sắt dạng lỏng. Tốt nhất, bạn vẫn nên nhờ bác sĩ tư vấn về việc bổ sung sắt qua thuốc và thực phẩm chức năng.
8 giờ tối – Tâm trạng thay đổi
Mức độ hormone thay đổi bất thường có thể nghĩa là bạn vừa giây trước sung sướng cực độ mà giây sau đã khóc. Hãy nhận thức được rằng bạn có thể cảm thấy như vậy để cố loại bỏ căng thẳng hết mức có thể. Hãy mở một quyển sách hay, tắm nước ấm và chiều chuộng bản thân.
Hãy thử: Tự làm hỗn hợp giúp lên tinh thần tại nhà từ liệu pháp tinh dầu hương gừng và cam quýt để đương đầu với những nỗi buồn vô cớ.
9 giờ tối – Chuột rút chân
Đây là sự bực mình phổ biến trong thai kỳ, có thể do sự thay đổi tuần hoàn và mức độ muối trong máu. Hãy uống nhiều nước, duỗi căng cơ bắp chân và thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Đừng ngồi quá lâu và cố xoay bàn chân theo vòng tròn.
Hãy thử: Chuột rút có thể cực kỳ đau đớn trong thai kỳ. Mẹo ở đây là hãy ăn nhiều chuối và uống sữa, do thiếu kali và calcium có thể là nguyên nhân. Hãy thử sinh tố chuối.
10 giờ tối – Nóng!
Bạn đang cố ngủ nhưng cứ bị nóng. Nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn 1 độ trong thai kỳ do những mô tăng thêm và mạch máu phát triển. Bạn hãy mặc quần áo vải cotton thay vì quần áo ngủ bằng sợi tổng hợp.
11 giờ tối – Thèm ngủ
Bạn đã kiệt sức nhưng giờ lại không thể ngủ được. Hãy làm cho phòng ngủ của bạn là nơi không căng thẳng, không có sự lộn xộn hay tiếng ồn để có thể có điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất. Cũng hãy xịt lên gối bạn tinh dầu hoa oải hương và hy vọng có một giấc ngủ ngon!