Khả năng phối hợp giữa tay và mắt của trẻ 9 đến 12 tháng tuổi đã tương đối phát triển. Để có thể giúp bé phát triển tốt kỹ năng này, việc tạo cho bé có thêm nhiều cơ hội để thực hành và hoàn thiện những thao tác của tay và mắt thông qua một số trò chơi, đồ chơi là rất cần thiết.
Những đồ chơi xây dựng, lắp ghép
Từ 9 tháng tuổi trở đi, các đồ chơi lắp ráp theo hình khối có thể thu hút được sự quan tâm rất lâu của bé. Bé thích chất gạch nhựa vào rổ hay thùng, và các đồ chơi khác như xoong nồi, hũ sữa chua, hay các đồ vật gia dụng khác.
Việc xây nhà bằng các viên gạch giả cũng giúp bé có được những giây phút học tập rất hữu ích. Thông thường, bé chưa thể tự “xây” được nhiều, mà chỉ có thể đặt viên gạch này kề lên viên gạch kia, hoặc gõ viên gạch này vào viên gạch kia mà thôi. Tuy nhiên, bạn có thế “xây tháp” làm mẫu trước để bé có thời gian quan sát và nghiền ngẫm, sau đó tháo gỡ tháp ra.
Màu sắc cũng là một đề tài để trò chuyện với bé, nhất là những viên gạch có màu sắc hoàn toàn giống nhau.
Từ 9 – 10 tháng tuổi, bé đã có khả năng tự chơi những đồ chơi phát ra tiếng kêu. Ngoài ra, bé còn thích đến những trung tâm hoạt động, miễn là các trung tâm này không quá đơn giản.
Trò chơi xếp hình
Đến 12 tháng tuổi, bé đã có thể tập chơi trò chơi xếp hình, nhưng hình xếp phải thật đơn giản, chỉ cần có hai mảnh ghép với màu sắc tươi sáng để thu hút sự chú ý của trẻ là được. Tuy xếp hình là một bài tập đơn giản, nhưng mới đầu bé có thể rất lúng túng, vì không biết phải cần những gì. Vì vậy, bạn nên làm trước một lần cho bé xem, sau đó hãy để bé tự xếp. Nếu bé vẫn cần phải nhìn thêm hình mẫu, bạn có thể treo hình mẫu ngay phía trên hoặc đặt gần sát chỗ bé ngồi để bé nhìn và xếp theo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu xếp hình khác nhau như: các con thú, ngôi nhà, ô tô, xe máy…
Giấy cũng là đồ chơi
Giấy là đối tượng mà bé rất thích chơi trong giai đoạn này. Bé có thể vò nát giấy, xé nó ra hoặc vẽ nguệch ngoạc lên nó. Nhưng, bạn chỉ nên cho bé dùng bút chì sáp ngắn và tròn đầu, vì bút chì dài đầu và nhọn rất nguy hiểm đối với bé. Bạn vẫn luôn phải trông chừng bé một cách cẩn thận, vì khi bé đã biết vẽ lên giấy thì bé cũng có thể sẽ dùng bút chì vẽ lên tường.
Sách vở
Sách vở có thể là món đồ chơi yêu thích của bé trong thời gian này. Khi khả năng tập trung và sự hiểu biết của bé đã tốt hơn, bé sẽ thích nghe những câu chuyện dài hơn. Sờ và cảm nhận từng trang sách sẽ khiến bé thích thú và có khả năng vận dụng đôi bàn tay khéo léo hơn. Việc ngồi xem sách còn là một cách “giảm nhiệt” cho sinh hoạt hàng ngày của bé, đây là một cách giải lao lý tưởng cho cả bé và bạn sau những giờ làm việc bận rộn.
Các nhạc cụ
Các loại nhạc cụ đồ chơi, như kèn xylopone hoặc trống ếch rất bổ ích đối với bé. Chơi các loại nhạc cụ này sẽ giúp bé học được ý niệm về mối liên quan nguyên nhân – kết quả, cũng như cải thiện được kĩ năng phối hợp tay và mắt của mình. Bạn nên dành thời gian để hướng dẫn cho bé cách chơi thì bé sẽ thích hơn. Lúc bé chơi những loại nhạc cụ này và khi bé vẽ nguệch ngoạc, bạn đừng quá mong chờ quá mức vào khả năng của bé! Bé mới đang trong quá trình làm quen mà.
Đồ chơi lúc bé tắm
Lúc đi tắm, nếu bạn cho bé chơi đồ chơi, bé sẽ rất thích tắm. Có thể đó là bộ bình tích có vòi chế nước, trò chơi xối nước sẽ giúp bé hiểu được khái niếm “nếu …thì”. Có thể dán các đồ chơi bằng nhựa vào gạch ốp tường và gỡ ra dễ dàng.
Mặc dù bé vẫn thường vui vẻ khi chơi một mình, nhưng chắc chắn rằng bé sẽ rất vui nếu bạn chơi cùng bé. Bạn chính là người thầy đầu tiên của bé. Bạn cũng cần lưu ý là phải cho bé chơi những đồ chơi an toàn.
Các hoạt động hàng ngày của bé
Thực tế cho thấy, không phải cứ sắm nhiều đồ chơi thì mới có thể giúp bé phát triển tốt các kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt. Mà những hoạt động hàng ngày như đem thóc ra vườn cho gà ăn, cho cá cảnh ăn… cũng có thể dạy bé rất nhiều. Bạn có thể cho bé cùng tham gia.
hiền thanh đã bình luận
Con trai tôi hơn 7 tháng tuổi,tôi cho cháu ăn dặm lúc gần 6 tháng ,bắt đầu rất chậm nhưng hiện h cháu vẫn ko chịu ăn ,lúc rất đói cũng chỉ ăn khoảng 40ml,tuy đã nuốt được cháo gạo vỡ và mì nấu nhừ nhưng cũng ko chịu ăn ,ko ăn cháo xay nhuyễn.tôi nhiều sữa cho bé bú và khi bú xong thì cháu có vẻ thỏa mãn ,ko quấy cả về đêm ,chơi vui vẻ .Tuy thấy như thế cũng bình thường nhưng tôi khá lo vì tháng này cháu tăng cân chậm (200g-so với các tháng trước là 500g),trong khi bà nội cháu thì muốn ép tôi cháu ăn nhiều hơn ,bà ngoại thì cho rằng sữa đủ thì ko cần vội cho ăn dặm nhiều .Tôi thành ra hoang mang ,ko biết nên thế nào thì con phát triển tốt nữa .nên bớt cho bú và cho cháu ăn nhiều thức ăn dặm hay cứ cho bú như vậy và ăn dặm theo khả năng của cháu ? Xin bác sĩ tư vấn giùm tôi !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nhiều sữa và bé ăn thỏa mãn, đi tiểu nhiều lần và đi ị ít nhất 1 lần / ngày là tốt rồi, cho ăn dặm là bổ sung thôi. Bộ máy tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện mà bạn cho ăn cháo hạt hay mì là không tốt. Bạn nên xay mịn bột gạo (ngày xưa làm gì có may xay như bây giờ mà các bà các mẹ phải giã bằng tay rồi "rây" lấy bột mịn để quấy bột cho con đấy) và xay nhuyễn thịt (các loại), cá, tôm, cua…(thay đổi theo bữa) cùng rau củ các loại nấu với dầu ăn Nên tập ăn từ lỏng rồi đặc dần, từ ít 100 ml đến 150 ml, những tháng sau tăng lên 200ml, 11-12 tháng phải ăn được 250 ml x 4 bữa bột / ngày. Sau 12 tháng mới ăn cháo (nấu gạo tấm). Hiện tại ngoài tập ăn 1 bữa bột bạn nên nấu cháo lấy nước cháo sánh pha sữa công thức thêm 1-2 bữa (tùy theo sức ăn của bé). Vì bạn không cho biết cân nặng lúc sinh và hiện tại bao nhiêu cân, cao bao nhiêu mà chỉ nói bé tăng 200-500gr thì cũng không thể tư vấn được tăng thế là tốt hay không tốt.
hiền thanh đã bình luận
Thưa bác sĩ,bé nhà tôi hiện tại nặng 8,1kg,cao 68cm.lúc sinh cháu nặng 3,1kg. Theo bác sĩ ,bé với cận nặng như vậy có bình thường ko và các tháng sau cháu cần tăng cân bao nhiêu mỗi tháng thì tốt ? Với bữa dặm thì nên cho ăn vào lúc nào thì bé dễ chấp nhận và hợp tác ? Bé thức giấc buổi sáng lúc 7h (ngủ đêm 10 tiếng),ti mẹ lúc 6 h sáng,cứ cách 2 tiếng (8h,10h,…)thì đòi ti ,ngủ 3 giấc ngày,tháng này bỗng dưng ko ngủ trưa mà ngủ trước hoặc sau 12h trưa 1 tiếng,trước đây bé ngủ xuyên trưa 3 tiếng;như vậy có phải là bình thường ko và cháu có trở về lịch sinh hoạt cũ ko hay vì đói mà ko ngủ được vậy ? Mong sự tư vấn của bác sĩ !
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé của bạn phát triển như vậy cũng tạm ổn trong giai đoạn hiện tại, chiều cao thiếu khoảng 1 cm, cân nặng thiếu khoảng 0,3 kg so với tháng tuổi. Sau 6 tháng tuổi cần bổ sung thêm các chất vì sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Bạn nên thử cho bé ăn bột HIPP xem bé có hợp không. Nên cho ăn bột loãng, có thể pha sữa với nước cháo loãng (nấu cháo lấy nước pha sữa). Không cho ăn cháo hạt (dù là xay) hay mì. Trẻ sẽ giảm số giờ ngủ ngày theo tháng tuổi, bạn nên giảm giờ ngủ sáng thì trưa bé ngủ theo giấc.
Dung đã bình luận
Hien con trai toi duoc 7 tuan tuoi, khi sinh be 3.8 kg, luc 1 thang tuoi be tang 1.2 kg, (be bu sua cong thuc, be khong chiu ngam ti me nen toi phai vat ra binh cho be bu, sua me rat it), be bu rat it, moi lan chi khoang tu 40 den 60ml, sau do dung luoi hoac tay day binh ra nen toi phai cho bu rat nhieu lan, moi ngay be bu chi khoang 500 den 600ml. xin hoi co phai vi be khong chiu sua hay vi ly do nao khac.xin hoi co cach nao cho be bu nhieu hon trong moi lan bu, doi voi con trai thi bu bao nhieu la du
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn nên đổ thìa, cho ăn sữa mẹ trước, sữa công thức sau. Có thể bé lười ăn do ít ngủ, do thiếu chất…Để duy trì sữa mẹ vẫn nên cho bé bú (vào lúc ru bé ngủ hay lúc bé ngủ lơ mơ) mẹ uống nhiều nước sau khi ăn, sau khi vắt sữa (nên dùng bình hút). Chú ý cho bé tắm nắng hàng ngày. Đối với con trai hay gái đều phải 8-10 bữa bú / ngày