Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cảnh giác với những tai nạn của trẻ ở trong nhà

Trong “mái ấm” của chúng ta không phải lúc nào và nơi nào cũng an toàn đối với trẻ. Phụ huynh hãy cảnh giác với những nguy cơ có thể xảy ra với trẻ trong chính ngôi nhà của mình!

Nhà bếp - nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ

Chúng ta đều muốn những đứa con đang chập chững những bước đi đầu tiên của mình có thể thỏa sức đi lại và vui đùa mà không gặp phải bất cứ một tai nạn nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, không phải nơi nào trong căn nhà của chúng ta cũng an toàn đối với trẻ.
Theo thống kê của một nghiên cứu mới đây, bốn khu vực nguy hiểm nhất đối với trẻ em trong nhà chúng là nhà bếp, phòng tắm, phòng khách và cầu thang. Do vậy, để đảm bảo con bạn được an toàn trong các khu có mức độ nguy hiểm cao này, bạn nên …

Nhà bếp

Trong căn nhà của chúng ta, có lẽ nhà bếp là nơi nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với một chút để ý, bạn có thể làm giảm nguy cơ cho con em mình bị tai nạn ở khu vực này. Đầu tiên, bạn cần để những dụng cụ sắc nhọn như dao, kéo, v.v… ở những vị trí mà trẻ không thể với tới được. Tương tự, nếu con của bạn hay nghịch bật nắp nồi cơm điện, bạn nên sử dụng những nồi cơm điện có van khóa an toàn đối với trẻ em.
Sàn nhà bếp thường có thể trở nên rất trơn do thức ăn, nước hoặc mỡ rơi ra. Do vậy, bạn phải thường xuyên vệ sinh sàn bếp để tránh trẻ bị trơn trượt. Ngoài ra, bạn cũng không nên để xoong, nồi trong tầm với của trẻ. Nhưng cách tốt nhất để tránh tai nạn cho trẻ là không để trẻ vào bếp một mình, đặc biệt là trong khi nhà bạn đang nấu ăn.

Phòng tắm

Cho đến khi trẻ đủ lớn để hiểu được sự nguy hiểm của phòng tắm, bạn không nên để trẻ một mình vào trong căn phòng này. Tuy vậy, có những lúc con bạn sẽ vào phòng tắm một mình mà bạn không thể biết được, do đó bạn phải sắp xếp những vật dụng trong nhà tắm một cách an toàn nhất có thể đối với trẻ. Bạn nên để các loại mỹ phẩm, thuốc vệ sinh, kem đánh răng ngoài tầm với của trẻ. Ngoài ra, bạn nên đậy nắp bồn vệ sinh, không bật bình nóng lạnh. Nền nhà tắm cũng nên được lát bằng những loại gạch có độ nhám để tránh trơn trượt cho trẻ.

Cầu thang

Để tránh trẻ bị tai nạn do cầu thang, bạn không nên để đồ vật hấp dẫn trẻ trên cầu thang, vì con bạn có thể bị ngã khi cố gắng trèo lên cầu thang để lấy những vật đó. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới khoảng cách giữa các thanh chắn trên lan can cầu thang, đảm bảo chúng không quá rộng vì trẻ có thể chui qua và ngã xuống đất. Tốt nhất là bạn nên có cửa ngăn ở các đầu cầu thang để ngăn trẻ đi lên cầu thang tránh tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Phòng khách

Phòng khách là nơi tương đối an toàn cho trẻ em so với nhà bếp và phòng tắm. Tuy nhiên, phòng khách vẫn ẩn chứa những nguy hiểm có thể gây tai nạn cho con bạn. Có rất nhiều tai nạn xảy ra cho trẻ do những đồ vật có góc nhọn đặt trong phòng khách như kệ TV, bàn uống… . Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy chọn những đồ vật có góc tròn hơn. Bạn cũng nên chú ý không để bất cứ vật gì có thể gây hại trong tầm với của trẻ nhỏ. Theo những nghiên cứu mới đây, rất nhiều trẻ em đã chạy thẳng vào cửa kính và bị thương nặng.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ trẻ em , Cẩm nang chăm sóc trẻ , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • Nguyên nhân trẻ khóc đêm
  • Nhiệt độ nước tắm, độ sâu nước tắm, cách tắm cho bé an toàn
  • Hai quy tắc giúp trẻ tránh bị lạm dụng
  • Để nhận biết bệnh ung thư ở trẻ em
  • Mỗi ngày, con chúng ta vẫn chẳng được an toàn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn