Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Cần lưu ý gì sau điều trị ung thư vú?

Hỏi: Vợ tôi bị bệnh K vú đã điều trị bằng ngoại khoa, xạ trị và hóa trị, đã dùng thuốc theo đơn bác sĩ được 3 năm. Bệnh ổn định nhưng những lần khám bệnh định kỳ gần đây, kiểm tra máu chỉ số CA 15-3 tăng cao hơn so với mức bình thường (40, 48, 80). Xin hỏi, chỉ số CA 15-3 có ý nghĩa quan trọng thế nào đối với bệnh K vú? Nguyên nhân nào mà tăng hay giảm chỉ số này.

Theo dõi định kỳ chỉ số CA 15-3 và kết hợp chụp Xquang vú và khám lâm sàng để phát hiện sớm sự tái phát của bệnh ung thư vú sau điều trị.

Trả lời: Chỉ số CA 15-3 (dấu hiệu sinh học) được dùng chủ yếu để theo dõi điều trị ung thư vú. Thông thường, người ta tiến hành xét nghiệm các dấu hiệu sinh học ung thư vào lúc chẩn đoán trước, trong và sau điều trị. Sau khi hoàn tất điều trị, bệnh nhân tiếp tục được xét nghiệm các dấu hiệu sinh học ung thư trong quá trình theo dõi định kỳ nhiều năm sau đó. CA 15-3 tăng cao trong máu dưới 10% bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm và khoảng 70% bệnh nhân giai đoạn tiến xa. Lượng CA 15-3 giảm sau điều trị có hiệu quả nhưng có thể tăng tạm thời vài tuần lễ đầu do các tế bào ung thư phóng thích ra khi bị tiêu diệt bởi điều trị. Bình thường chỉ số này dưới 30U/ml (đơn vị/mililite) nhưng phụ nữ bình thường cũng có thể có CA 15-3 cao tới 100U/ml. CA 15-3 có thể tăng cao trong một số ung thư khác và các bệnh lý lành tính ở vú, viêm gan… Một số trường hợp ung thư vú (K vú) sau điều trị có tình trạng tăng CA 15-3 trong máu một thời gian trước khi có biểu hiện bệnh tái phát trên lâm sàng. Hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy việc khởi sự điều trị ngay khi có tăng CA 15-3 làm tăng hiệu quả sống còn. Do vậy, K vú tái phát được chẩn đoán và xử trí dựa vào triệu chứng lâm sàng hoặc hình ảnh khối u qua nhũ ảnh (chụp Xquang) thường xuất hiện muộn hơn 6 tháng so với tăng CA 15-3.

Trường hợp vợ bạn xét nghiệm chỉ số CA 15-3 có biểu hiện tăng dần nhưng còn trong giới hạn bình thường vì vậy cần tiếp tục theo dõi định kỳ chỉ số này và kết hợp chụp Xquang vú và khám lâm sàng để phát hiện sớm tái phát của bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị tiếp.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Những lợi ích giảm cân từ trứng gà bạn đã biết chưa?
  • 18 nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ mà bạn cần biết.
  • Lần đầu làm cha mẹ
  • Những lý do nên ăn khoai lang hàng ngày
  • Da đẹp, hết nếp nhăn nhờ ngải cứu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn