Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thử thai: các phương pháp thử và những điều cần lưu ý

Có nhiều cách thử thai để có thể biết chính xác mình có đang mang thai hay không. Bạn hãy tham khảo một số phép thử và một vài điều bạn nên lưu tâm về vấn đề này nhé.

Thử thai bằng nước tiểu là phương pháp đơn giản, rất phổ biến

Thử nước tiểu

Có thể thực hiện tại nhà hay bệnh viện, rất nhiều người đã chọn phương pháp thử HPT (thử tại gia) ngay sau khi tắt kinh được 1 tuần. Tuy đơn giản nhưng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sẽ mang lại kết quả chính xác. Sau khi có kết quả thì nên đi khám bác sĩ để làm thêm một số xét nghiệm bổ xung nhằm khẳng định chắc chắn kết quả.

Thử máu

Việc thử máu phải do chuyên môn thực hiện nhưng tần suất ít hơn so với thử nước tiểu. Thử máu có thể phát hiện nhanh khả năng mang thai, thường từ 6 – 8 ngày sau khi rụng trứng, nhưng kết quả phải chờ lâu hơn so với phương pháp thử nước tiểu tại gia.

Thử hCG

hCG (human choronic gonadotrofin) là phương pháp thử hoóc môn sản xuất ra ngay sau khi trứng được thụ thai, bám vào dạ con. Theo đó, khi hCG tăng nhanh có nghĩa là khả năng mang thai rất cao. Qua việc thử hCG người ta biết được hàm lượng hCG có mặt và thường được tiến hành sau khi tắt kinh được 10 ngày.

Phép thử số lượng beta hCG

Mục đích của phép thử beta hCG là biết chính xác hàm lượng hoóc môn hCG trong máu. Phương pháp thử này rất chính xác, nó có thể phát hiện ngay cả khi hàm lượng hoóc môn hCG trong máu cực thấp. Do biết được nồng độ chính xác của hCG nên phương pháp xét nghiệm này có khả năng đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai, nhất là biết được hiện tượng trứng bị lạc chỗ và những rủi ro mang thai, đặc biệt khi hàm lượng hCG sụt giảm nhanh chóng.

Độ chính xác các phép thử test khi mang thai

Muốn đảm bảo chính xác thì sau khi tắt kinh được một tuần trở ra hãy xét nghiệm. Đây là thời gian đảm bảo độ chính xác khi mang thai. Ngoài ra, để đảm bảo thì nên thử vào buổi sáng khi thức dậy, đây là lúc nước tiểu có các thông số cần thiết. Các phép thử test nước tiểu tại gia có độ chính xác 97%, thử máu có độ chính xác cao hơn, tuy nhiên độ chính xác còn phụ thuộc vào việc tuân thủ các quy định khi lấy mẫu nước tiểu, quá trình rụng trứng và thời gian tối ưu ngay sau khi tiến hành xét nghiệm và độ nhạy của các phương pháp thử test.

Xử lý kết quả sau khi thử test

Điều quan trọng sau khi thử test là phải biết cụ thể kết quả là dương hay âm tính

– Nếu kết quả là dương tính có nghĩa là đã mang thai. Nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm. Tuy rất hiếm gặp nhưng cũng có trường hợp kết quả nhầm lẫn, có nghĩa là không phải mang thai. Trường hợp này xảy ra khi máu học protein có trong nước tiểu hoặc một số loại thuốc ví dụ như thuốc an thần, thuốc chống co giật cũng có thể là nguyên nhân gây dương tính.

– Nếu kết quả là âm tính có nghĩa là không mang thai, tuy nhiên vẫn còn nhiều lí do để hi vọng. Ví dụ như không thực hiện các thủ tục theo đúng quy định, thử quả sớm, nước tiểu quá loãng do lấy vào thời điểm không thích hợp hoặc do uống nhiều nước, rượu, bia trước khi lấy mẫu nước tiểu hoặc do bản thân dùng một số loại thuốc, nhất là thuốc lợi tiểu hoặc antihistamines. Trường hợp âm tính nên tiến hành các phép thử lại, tuân thủ đúng các hướng dẫn, nếu cần có thể tư vấn bác sĩ.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị mang thai

Bài viết liên quan

  • 10 lý do khiến bạn khó có thể thụ thai
  • Chuẩn bị mang thai: mẹ nên làm gì?
  • Công nghệ tạo ra em bé hoàn hảo trong tương lai
  • Những dấu hiệu cho biết chắc chắn bạn đã có thai
  • Giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình

Bình luận

  1. Uyển Nhi đã bình luận

    21/01/2013 at 5:18 chiều

    Mình quan hệ sau ngày rụng trứng (đi siêu âm bác sĩ bảo trứng vừa rụng và quan hệ ngay sau đó vài tiếng). Liệu có thai được ko? Sau quan hệ, mình nằm kê gối ở hông, nằm trong vòng 1,5h – 2h. Sau khi dậy thì có chảy ra nhưng rất ít. Tỷ lệ có baby của minh là bao nhiêu ạ?

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn