Bạn đang mang thai có thể là tin vui cho cả gia đình. Nhưng bạn cũng cần biết rằng việc mang thai của mình cũng sẽ có những tác động nhất định tới các thành viên khác trong gia đình, nhất là khi vợ chồng bạn chuẩn bị sinh con tiếp theo. Bạn phải ý thức được điều đó để hạn chế tối đa những tác động không mong muốn, nhất là với đứa con trước đó của mình.
Chuẩn bị cho đứa con tiếp theo cũng gần gắn liền với việc thiết lập mối quan hệ hài hòa với đứa con hiện tại trong gia đình.
Anh hoặc chị của đứa trẻ mới có thể thấy sự phấn khích của mọi người trong gia đình khi sắp có em mới mà không hiểu thực sự điều đó là gì. Với một số trẻ việc có thêm em là rất bình thường nhưng đôi khi với một số trẻ đó có thể là sự đe dọa. Bé có thể lo lắng mọi người sẽ không chú ý đến mình nếu như bố mẹ có thêm em bé.
Đối với anh hoặc chị của em bé sắp sinh
Khi nào nói và nói bao nhiêu với con bạn về em bé hoàn toàn phụ thuộc vào bạn và lứa tuổi của trẻ. Sẽ tốt hơn nến bạn thông báo ít nhất vài tháng trước đó để con bạn làm quen với việc sẽ có em mới.
Dưới đây là một số điều mà cha mẹ có thể giúp đứa con lớn tuổi hiểu được em bé mới có ý nghĩa như thế nào với trẻ:
– Cho trẻ đọc sách có nói về tình cảm anh chị em trong gia đình.
– Cho trẻ xem hình của em bé và giải thích cho trẻ biết em đang làm gì trong bụng mẹ.
– Hãy cùng con chọn tên đặt cho em bé.
– Cho con nghe nhịp tim em bé đập.
– Cho con đến thăm nhà bạn bè có trẻ nhỏ.
– Trẻ lớn hơn có thể luôn thắc mắc em bé đến từ đâu và làm gì trong bụng của bạn. Nếu bạn không biết nên giải thích cho bé thế nào thì hãy tham khảo một số cuốn sách về mang thai và sinh con, viết cho từng nhóm tuổi khác nhau.
– Bạn có thể mở đường cho mối quan hệ của các con mình bằng cách nói với trẻ lớn hơn rằng em bé cũng có những suy nghĩ và cảm xúc riêng
– Khuyến khích tình bạn giữa các con – một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một đứa trẻ có một người bạn thân sẽ giúp chúng giao tiếp với các anh chị em khác tốt hơn.
– Nếu người thân có ý định mua đồ cho em bé mới của bạn, hãy đề nghị họ mua món đồ nào đó khác cho anh hoặc chị lớn hơn của trẻ để trẻ vui và không ganh tỵ.
– Nếu bạn có kế hoạch sinh ở bệnh viện, hãy giải thích cho con bạn tại sao bạn cần phải vào viện và phải xa trẻ vài ngày cho tới khi em bé được sinh ra
– Hãy nhờ ai đó mà trẻ quý chăm sóc trẻ cho bạn trong thời gian bạn đi sinh, hãy tạo cho trẻ cảm giác an toàn dù bạn không ở bên cạnh.
Ông bà
Nếu cha mẹ quý bạn và sống cùng vợ chồng bạn thì chắc chắn họ cũng sẽ rất vui khi bạn báo tin sẽ có thêm thành viên mới, thậm chí còn vui hơn nếu đó là đứa cháu trai đầu tiên của ông bà. Bố mẹ chắc chắn sẽ hỗ trợ và giúp đỡ bạn nhiều trong quá trình bạn chuẩn bị làm mẹ. Đồng thời ông bà cũng cảm thấy sẽ có sự xáo trộn trong gia đình khi có thêm thành viên mới.
– Ông bà có thể lo lắng về việc sức khỏe bạn không tốt sẽ ảnh hưởng tới cháu của họ.
– Ông bà có thể lo lắng về việc sẽ chu cấp và chăm sóc bé thế nào khi họ không muốn hoặc không có điều kiện giúp đỡ.
– Có thể họ cũng lo lắng về việc bạn không muốn cho ông bà ở cùng hoặc giúp đỡ bạn chăm sóc cháu.
Dành thời gian với các thành viên khác trong gia đình, bao gồm cả cha mẹ. Vấn đề mà bạn có thể muốn trao đổi với bố mẹ:
- Bao lâu họ sẽ thăm bạn và ngược lại.
- Bạn muốn nhận được sự giúp đỡ như thế nào ở phía bố mẹ mình trong lần sinh đẻ này.
- Thỉnh thoảng bạn có thể nhờ ông bà trông cháu hộ để có thể làm một số việc riêng.