Tháng thứ 9 của thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng với tất cả các mẹ bầu để chuẩn bị cho một ca sinh nở ‘mẹ tròn con vuông’. Để có một ca sinh nở hoàn hảo nhất, chị em bầu nên tránh xa những điều dưới đây:
Không nên vội vã
Có nhiều người tính tình rất nóng vội, vẫn chưa đến ngày dự sinh đã chỉ mong làm sao có thể sinh sớm hơn, đến ngày dự sinh thì lại càng đứng ngồi không yên. Họ không hiểu rằng thời gian dự sinh không thể chính xác tuyệt đối, có thể trước hoặc sau 10 ngày cũng đều là hiện tượng bình thường, không cần phải nóng vội.
Hạn chế mệt mỏi
Ở đây nói đến sự mệt mỏi quá mức về cơ thể hoặc tinh thần. Đến cuối thai kỳ, mọi hoạt động nên giảm bớt, cường độ công việc cũng cần giảm thiểu, đặc biệt cần lưu ý ngủ nghỉ cho thật tốt. Chỉ nói như thế mới có đủ sức khỏe để chuẩn bị cho việc sinh.
Đừng để bị đói
Khi sinh đẻ sẽ tiêu hao rất nhiều sức lực. Vì vậy sản phụ trước khi sinh cần ăn cho no, ăn đủ chất. Lúc này, người nhà nên nghĩ cách để thai phụ ăn những món có nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, cấm kỵ việc không ăn uống gì mà đã vào phòng sinh.
Tránh sơ ý
Có một số thai phụ sống quá vô tư, đến cuối thai kỳ rồi mà vẫn ung dung tự tại, kết quả là không chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, cho đến lúc sắp sinh mới vắt chân lên cổ mà chạy. Tình huống này rất dễ xảy ra sai phạm.
Không được lười nhác
Có một số thai phụ vào thời kỳ đầu mang thai thì sợ sẩy thai, đến giai đoạn cuối thai kỳ thì sợ sinh non, vì thế mà suốt thai kỳ không hoạt động gì cả. Có những người thì lại do lười biếng nên không muốn hoạt động nhiều. Trên thực tế những thai phụ hoạt động quá ít trong thai kỳ càng dễ xảy ra hiện tượng khó sinh. Vì thế, khi mang thai, thai phụ không nên quá lười biếng, cũng không nên suốt ngày nằm trên giường nghỉ nghơi.
Không đi xa
Thông thường khoảng nữa tháng trước ngày dự sinh, thai phụ không nên đi xa, nhất là không nên đi xe, đi tàu hành trình dài. Bởi vì trong chuyến đi mọi điều kiện đều rất hạn chế, hễ việc sinh đẻ xảy ra thì sẽ rất nguy hiểm, điều đó có thể đe dọa đến sự an toàn của cả hai mẹ con.
Tuyệt đối không lạm dụng thuốc
Sinh đẻ là một hoạt động sinh lý bình thường, thông thường không cần dùng đến thuốc, mà cũng không có thuốc gì giúp thai phụ hết đau hoàn toàn. Do vậy, sản phụ và người nhà không nên tùy tiện dùng thuốc, lại càng không thể tùy tiện chích các loại thuốc dục sinh để không gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tránh sợ hãi
Phần lớn thai phụ lần đầu sinh đẻ, thiếu những kiến thức sinh lý về sinh đẻ, nên ít nhiều đều có tâm lý sợ hãi ở những mức độ khác nhau. Lo lắng lúc sinh đẻ sẽ đau nhiều, ra huyết nhiều và khó sinh. Lúc sắp sinh, tâm trạng lo lắng sợ hãi của thai phụ sẽ thông qua hệ thần kinh trung ương ức chế tử cung co thắt, dẫn đến quá trình sinh bị kéo dài ra, thậm chí còn dẫn đến khó sinh và sau khi sinh xong tử cung co lại không toàn vẹn, chảy máu liên tục. Tâm trạng căng thẳng còn kích thích hưng phấn thần kinh giao cảm, huyết áp tăng lên làm cho thai nhi có thể bị thiếu ô xy. Vì vậy, thai phụ lúc sắp sinh cần xóa bỏ mọi cảm giác sợ hãi, chỉ cần chăm chỉ khám thai thì sẽ hạ sinh một cách bình an vô sự.
hoa hoa đã bình luận
Thai của em được 28 tuần, hôm nay em thấy đau bụng dưới, mỗi lần bước đi lại thấy đau nhưng nếu ngồi không thì không sao. bác sĩ cho em hỏi thai của em có vấn đề gì không ạ? em đang lo quá.
y nhi đã bình luận
thai e 35 tuần SA thai bpd=85mm,fl=63mm,abd=89mm,afi=11, chuẩn đoán thai nhi lớn,bs cho e biết là sao?e không hiểu?liệu e có bị sinh mổ không ?
Ngô Thị Yến đã bình luận
Xin chào bác sĩ Thanh Hương!
Bác sĩ cho e hỏi, e đang mang thai tuần thứ 36, khoảng vài tháng gần đây khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng theo như thói quen lúc chưa mang bầu e rất hay mỏi người và duỗi thẳng chân, uốn người. Nhưng vì mang bầu mọi người bảo nếu vươn mình như thế dễ bị đứt dây chằng nên e chỉ dám duỗi thẳng bàn chân mà không dám cong người về phía sau nữa. Tuy nhiên, đôi lúc do e mỏi quá và duỗi thẳng bàn chân nhiều mà ngay sau đó e có cảm giác đau bắp chân như bị chuột rút. E không biết có ai bị như mình không, và đó là triệu chứng gì. Cảm giác đau đó chỉ khoảng gần 1 phút, có hôm hết 1 phút là e hết đau mỏi, nhưng có hôm e duỗi mạnh quá thì phải ê ẩm mỏi cà buổi sáng.
Bác sĩ giải đáp giúp e nhé.
E cảm ơn nhiều!
Hạnh đã bình luận
Chào bác sỹ. Em mới hút thai 11 tuần do thai lưu. vậy bác sỹ cho em hỏi em phải kiêng những gì và trong thời gian bao lâu? Và sau bao lâu mới nên có thai lại? Rất mong hồi âm của bác sỹ. Em cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Sang tháng 2/2012 nếu SK đã hồi phục tốt, kinh nguyệt đã trở lại tối thiểu 2 kỳ bình thường thì có thể tính chuyện mang thai được.
Thúy Hằng đã bình luận
Xin chào MYC!
"Tôi tên Nguyễn Thị Thúy Hằng, sinh 12/09/1982
Chồng Mai Hoàng Phú sinh 29/03/1975
Dự định sinh con gái vào tháng 04/2012 (dương lịch)
Nhờ meyeucon giúp tìm cho con gái chúng tôi một tên có ý nghĩa, hợp với bố mẹ, cảm ơn meyeucon"
Meyeucon.org đã bình luận
Các bạn thử tham khảo những tên sau nhé: Bảo, Cẩm, Châm, Chinh, Đoan, Hiền, Khanh, Khánh, Kim, Linh, Loan, Ngân, Nhi, Nhuệ, Thoa, Thu, Thuyên, Thương, Trâm, Trinh, Xuyến…Dương, Hạnh, Mai, Đào, Kiều, Lê, Liễu, Quế, Sâm, Xuân, Thư, Trúc, Hương, Tú, Trâm, Ly, Thúy, Doanh…
Dzung Tran đã bình luận
Bác sĩ cho em hỏi,
Hiện giờ thai của em đang được 19 tuần, em bắt đầu uống bổ sung thêm DHA bằng viên Prenatal Multi +DHA, tuy nhiên trong thành phần của thuốc, hàm lượng Vitamin A lại khá nhiều khiến em băn khoăn không biết như vậy có ảnh hưởng đến em bé của em không. Bác sĩ cho em lời khuyên với. Xin cảm ơn bác sĩ nhiều.
Trong mỗi viên chứa:
– Vitamin A 4000 IU – 50% (100% là Beta Carotene)
– Vitamin C 100 mg – 167%
– Vitamin D3 400 IU – 100%,
– Vitamin E 11 I.U. – 37%,
– Thiamin 1,5 mg – 88%
– Riboflavin 1,7 mg – 85%
– Niacin 18 mg – 90%
– Vitamin B6 2,6 mg – 104%
– Folic Acid 800 mcg – 100%
-Vitamin B12 4 mg – 50%
– Canxi 150 mg – 12%
– Iron 27 mg – 150%
– Zinc 25 mg – 167%
– Omega-3 axit béo 228 mg – (Bao gồm: Docosahexaenoic Acid (DHA) 200 mg – *, Eicosapentaenoic Acid (EPA) 28 mg )
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bạn cần nhớ nằm lòng nguyên tắc uống bất kỳ thuốc gì phải theo đơn và hướng dẫn của BS.