Không phải ai cũng có thể nắm chắc và vận dụng đúng các kiến thức cần thiết, hữu ích trong vệc chăm sóc trẻ, nhất là với trẻ dưới 12 tháng. Có những vấn đề mà không ít người cho là hợp lý nhưng thật ra, đó lại là điều không nên. Dưới đây là những sai lầm thường gặp mà các bậc cha mẹ cần biết để tránh, mang lại lợi ích toàn diện cho cha mẹ.
Thay thế hoàn toàn sữa mẹ bằng sữa bột
Nếu bé chịu uống sữa bột thì chỉ vài ngày là hết một hộp sữa và mỗi tháng phải cần đến 5 – 6 hộp sữa. Tiền bạc theo đó mà tự hao hụt. Nhưng đó mới là chuyện nhỏ. Khi bé uống sữa bột, biết bao chuyện phiền phức xảy ra cho bé như: ộc sữa, tiêu chảy, táo bón,… khiến cả nhà lo lắng.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, thích hợp nhất của trẻ vì có đầy đủ chất dinh dưỡng, chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, dễ tiêu và không tốn công… pha chế. Ngoài ra, khi cho con bú sữa mẹ, sợi dây liên hệ tình cảm giữa mẹ và con càng thêm khăng khít, quyến luyến hơn. Nếu phải đi làm, các bà mẹ cũng nên cho con bú sữa mẹ vào ban đêm. Nếu các mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ thì nên đến bác sĩ để được giúp đỡ và hướng dẫn cụ thể.
Thay đổi loại sữa bột để con không còn nôn trớ
Khi thấy trẻ có các hiện tượng nôn trớ khi uống sữa bột, nhiều bà mẹ đã cho con dùng nhiều loại sữa khác nhau để thử nghiệm xem trẻ phù hợp với loại sữa nào. Điều này làm cho bác sĩ khó xác định chính xác nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ: do bé dị ứng sữa, bị ợ chua hay một bệnh nào khác.
Bạn nên hợp tác với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của việc bé không chịu tiếp nhận đồ ăn, nhất là khi thấy bé không tăng cân (có khi còn giảm), hay phân có máu, bởi có thể con bạn bị dị ứng sữa.
Nếu bé bị chứng nôn trớ vì dư axit, hãy thay loại núm vú khác (loại không có bọt khí trong núm), bế vác bé lên trong nửa giờ sau khi ăn xong và cho con ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì vài bữa lớn.
Trộn bột với sữa, hoặc một số thực phẩm khác
– Trộn bột với sữa để cho trẻ ăn là thói quen của nhiều người. Các loại sữa bột đã được nghiên cứu để cung cấp lượng dưỡng chất tối đa, phù hợp với khả năng hấp thu của cơ thể bé. Nếu trộn thêm bột hay bất cứ thực phẩm nào khác sẽ làm thay đổi công thức tối ưu này. Việc làm sữa trở nên đặc thêm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, trẻ rất dễ bị sình bụng, khó tiêu, nhất là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì ở tuổi này, cơ thể trẻ chưa tạo được men tiêu hóa tinh bột và trẻ có thể không hấp thu hết các thành phần trong sữa. Cũng không nên pha sữa lẫn với nước hoa quả, vì điều đó là không cần thiết; hơn nữa vitamin C trong nước quả có thể làm sữa trở nên khó tiêu. Vì vậy, nếu trẻ ăn sữa bột thì tốt nhất chỉ nên pha sữa bột với nước sôi khoảng 60oC, theo đúng tỉ lệ ghi trong hướng dẫn sử dụng, pha đặc hơn sẽ gây khó tiêu, làm yếu thận, pha loãng thì không đủ dinh dưỡng.
– Cho trẻ ăn bột với đường: Bữa ăn của bé phải đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: bột-đường, đạm, béo, vitamin và khoáng. Vì vậy, tốt nhất vẫn là bột mặn với thịt, cá, rau, dầu ăn… Một bát bột ngọt sẽ thiếu đạm và thừa đường, nếu có đủ thì thường lờ lợ khó ăn. Việc thừa đường sẽ làm tăng men chua trong dạ dày và ruột, dễ gây rối loạn tiêu hóa. Bột có thể ứ đọng trong ruột, cản trở hấp thu canxi và dẫn đến còi xương. Chất ngọt nhanh gây cảm giác no nên dễ làm cho trẻ trở nên biếng ăn.
Cho bé ăn dặm quá sớm
Nếu các bà mẹ cho bé ăn dặm khi bé chưa được 4 tháng sẽ gây nặng nề cho bộ máy tiêu hóa của bé. Do khó tiêu nên bé sẽ biếng ăn, từ đó bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng. Trẻ dưới 4 tháng tuổi chỉ nên bú sữa hoàn toàn. Không có thức ăn nào thích hợp cho bé ở giai đoạn này, ngoài sữa.
Cho trẻ ăn dặm quá trễ
Ngược lại, khi trẻ trên 6 tháng tuổi mà chưa tập ăn thức ăn nào khác sữa thì trẻ cũng chậm tăng cân. Sữa không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn từ bên ngoài. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm từ 1-2 bữa bột trong ngày. Nhớ rằng, chỉ cho trẻ ăn hoa quả khi bắt đầu ăn dặm.
Cho bé ăn dặm không đúng
Ăn quá ít hay quá nhiều đều không tốt như nhau. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý:
Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến ½ chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần bột/ngày lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 – 7 tháng tuổi.
Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi sệt dần, sau đó sẽ là bột đặc.
Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên pha bột gạo với nước rau; sau đó thêm nước thịt, rồi thêm dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau, thịt.
Nấu cháo với xương thịt hầm
Đây là sai lầm thường gặp nhất, vì hình như có khá nhiều bà mẹ cho rằng ăn cháo hầm với xương, thịt thì con mình sẽ cứng xương. Thực sự không đơn giản như vậy. Nước xương, thịt hầm chứa rất nhiều chất nitơ (không phải protid) làm cho nước có mùi vị thơm ngon; còn protid, chất cần thiết cho trẻ, vẫn còn ở trong xác thịt. Protid và calci là những chất khó hòa tan trong nước. Vì thế, nên cho bé ăn luôn cả nước lẫn xác thịt.
Cho bé ăn cơm sớm để mau cứng cáp
Nhiều bà mẹ quan niệm, cho bé ăn cơm sớm sẽ làm cho bé mau cứng cáp. Điều này là một sai lầm, vì lứa tuổi này, bé chỉ có vài cái răng cửa (dùng để cắn chứ không phải để nhai). Do đó cho trẻ ăn cơm sớm, trẻ chỉ nuốt chửng làm cho thức ăn khó tiêu hóa và chậm hấp thu, khiến bé chậm tăng cân. Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo, nui, bột đặc, phở, bún,….
Cho ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
Lượng đạm bé cần mỗi ngày là 4-4,5g/kg thể trọng (với trẻ 1 tuổi, mỗi ngày dùng tối đa 1 lạng thịt), lượng dầu mỡ cũng tương tự như vậy, trong đó 50% là mỡ thực vật. Lượng bột phải cao gấp 4 lần.
Trong năm đầu, việc nuôi trẻ có một mâu thuẫn: trẻ cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển trong khi hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi không khéo sẽ gây tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng và còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh và đừng vì sốt ruột mà cho trẻ ăn quá bổ dưỡng. Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn vài lạng thịt/ngày và ngạc nhiên thấy bé ngày càng còi cọc, đó là do khẩu phần quá nhiều đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn, gây phân sống, tiêu chảy, càng nuôi càng chậm lớn.
Không cho bé ăn dầu
Trong mỗi bát cháo, hoặc bột của bé nên cho thêm 1-2 muỗng cà phê dầu ăn, dầu mè càng tốt. Tuy số lượng dầu không nhiều, nhưng nó mang đến nhiều năng lượng cho bé. Để cho bé quen dần, các bà mẹ nên cho từ ít đến nhiều, bắt đầu từ vài giọt, sau tăng dần đến 2 muỗng trong mỗi bữa ăn. Khả năng tiêu hóa chất béo của bé rất cao, ngay trong sữa mẹ cũng đã có tới 50% năng lượng được cung cấp từ chất béo. Ngoài ra, dầu ăn còn là chất cần thiết để hấp thu vitamin A,D.
Không cho bé ăn trứng
Chỉ nên kiêng ăn trứng khi trẻ bị dị ứng với trứng. Những dị ứng thường gặp là ngứa, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy… Đối với trẻ bình thuờng thì nên cho trẻ ăn 1-3 lòng đỏ trứng/tuần, tùy theo tuổi của trẻ. Thành phần acid amin trong trứng rất cân đối và trứng còn chứa rất nhiều calci, sinh tố A. Do đó, các bà mẹ đừng nên bỏ qua nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng này.
Ngậm thìa của bé khi cho con ăn
Nhiều bà mẹ trước khi bón bột, đồ ăn cho con thường cho thìa vào miệng mình trước để “vun đều” hay làm sạch những thức bám xung quanh. Nhưng nếu làm thế, chính bạn sẽ là nguồn truyền bệnh sâu răng cho bé.
Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho chính mình, bằng cách đi khám đều đặn, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nếu dùng kẹo cao su thì nên chọn loại không có đường. Ngoài ra, khi cho con ăn, tốt nhất, bạn đừng cho thìa của bé vào miệng mình, trừ phi thức ăn ấy đòi hỏi phải được nếm trước.
sang đã bình luận
meyeucon cho em hoi..be nha e duoc 5thang tuoi, gio e dinh cho be an dam bot ngot truoc, vay 1ngay be an bao nhieu la vua? va an khoang bao lau thi chuyen sang bot man? xin chi cho em cach tu lam bot ngot cho be..e cam on nhieu
Linh đã bình luận
Bac si oi cho e hỏi be nga em duoc 2thang 10ngay tu nhien lai vo bu me sua em k ve nhieu nua phai lam the nao de sua ve nhieu nhat va cho be bu lai ag.
nguyen thi tam đã bình luận
Thưa bác sĩ, bé nhà em đã được 6 tháng 5 ngày, cháu chỉ nặng có 7,6kg và cao khoảng 67cm, em xem trong bảng tieu chuẩn chiều cao cân nặng thì thấy cháu còi hơn với tiêu chuẩn là 400g( con trai 6 tháng tuổi phải nặng 8kg) vay cháu nhà em co còi quá không bác sĩ. Đã 2 thàng nay chau chỉ tăng 300g. Cháu ăn bột tốt, ngày ăn 3 bữa mỗi bữa gần 1 bát con bột nhưng lại ít chịu bú mẹ, cháu lười bú, nếu đổ thìa cho uống sũa ngoài thì cháu lại uống nhiều. Xin bác sĩ cho em lời khuyên làm thế nào để bé bú mẹ nhiều hơn và làm sao để cháu tăng căn đều
MeDollar đã bình luận
Minh nghi la neu be thik do thia ban hay mua may hut sua hut sua me ra roi do cho be! Hien taibe nha minh bu me tot nhug minh van hut sua cho be uog = binh. De phog truog hop minh di dau hay hom nao sua it be van co nguon sua me du tru san
Lê Minh Diễm Khánh đã bình luận
Xin chào bác sĩ!
Cháu bé của em là con gái, khi sinh nặng 2.8kg. Hiện tại, cháu được 6,5 tháng. Khoảng 2-3 tháng nay, cháu rất lười bú, cân nặng tăng từ tháng thứ 4 sang tháng thứ 5 là 300 gr, từ tháng thứ 5 đến nay không thấy tăng cân ( hiện tại bé được 6,8kg dài 68cm). Em đã cho bé ăn bột ngọt, 2 cữ, mỗi cữ là 60ml (3-4 muỗng cà phên bột) và chưa cho ăn bột mặn. Có một lần em cho bé ăn bột thịt bê của Hipp, ăn gần xong thì bé ói hết. Như vậy có phải bé chưa quen ăn mặn? em thấy cỡ này, đa số các mẹ đã cho bé ăn mặn rồi. Em có cần tập cho bé ăn mặn chưa ạ? Ngày hôm qua, buổi sáng lúc 5h, bé đói, em cho bé bú, mới được 70ml là bé ọc ra. sau đó bé bú tiếp bình thường. Cùng ngày, khi cho bé ăn bột cữ thứ 2, ăn gần hết chén bột thì bé lại ọc hết mặc dù khi ăn, bé không có dấu hiệu nhợn hay là không muốn ăn. Sau đó, em cho bé bú nhưng bé không bú, cho ăn lại thì cũng không chịu ăn. Khoang 2 tiếng sau, em cho bé ăn váng sữa, khoảng 1/3 hũ váng sữa Monte. Bé ăn rất ngoan, rất thích. Tiếp tục, em cho bé bú 180ml sữa mẹ. Bé ngủ, chừng 20phút sau, bé dậy, ợ một cái to thật to rồi ói ra hết. Em rất lo lắng vì trong ngày, bé nôn đến 3 lần. Em phân vân không biết liệu có phải do bé ăn váng sữa không tiêu làm nôn hay là do bé bị trào ngược thực quản? Do nôn nhiều trong ngày nên lượng nước trong người bé giảm, đi tiểu rất ít và nước tiểu rất vàng, nghe có mùi thuốc ( bé chỉ uống Vitamin D và Canxi thôi). Thưa bác sĩ, như vậy cháu bé có bệnh gì không? có nên ngừng uống Canxi và D không? Rất mong nhận được tư vấn của bác sĩ.
Hồng Ngọc đã bình luận
Xin chào bsĩ của MYC!
Em năm nay 34 tuổi, bé trai đầu lòng nhà em vừa được 6 tháng 6 ngày, bú mẹ hoàn toàn, (bé không chịu bú bình dù có thử cho bé bú lúc 2-3 tháng), lúc sinh bé cân nặng 3,9kg.
Cân nặng lúc 6 tháng là 8,1kg, dài 72cm, lên được 500g so với lúc 5 tháng. Bé hiếu động, ăn ngủ chơi khá giờ giấc: ban ngày ngủ 2-3 giấc được khoảng 4 tiếng, tối ngủ từ hơn 7h tối đến 5-6 giờ sáng. Đi tiêu hàng ngày hoặc cách ngày, tiểu nhiều lần trong ngày.
Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt khi bé được 5 tháng 4 ngày, ăn hết 2 hộp bột ngọt thì bắt đầu ăn xem kẽ bột mặn – ngọt, hiện nay bé ăn bột 3 cữ/ngày: (Bột của Nestle và Ridielac)
8h30-9h30: 90-100ml nước pha thành bột sệt vừa
11h30-12h30: 60-70ml, khoảng 1 tiếng rưỡi sau ăn 1/3 hộp sữa chua vinamilk, bé bú mẹ 1 tý
2h30-3h30: 60ml
Nếu cữ sáng bé ăn hơi ít do bé buồn ngủ thì trưa em sẽ bù thêm cho bé tý.
Từ 5h chiều – 7h sáng trở đi bé bú mẹ
Xin hỏi bé ăn dặm như thế có vừa đủ kg? Do em sợ bé ăn quá ít hay quá nhiều đều không tốt.
Từ mới sinh tới giờ bé chỉ bị khò khè 1 lần lúc 3 tháng tuổi (bsĩ bviện chẩn đoán viêm phổi nhẹ, không nhập viện, uống thuốc 5 ngày). Từ đó đến giờ bé hoàn toàn khoẻ mạnh.
Do em phải đi làm nên dự định cho bé ăn sớm lúc 8h sáng thì sợ đến khoảng 10h và 4h chiều bé lại đói, liệu em có nên tập cho bé bú thêm sữa bình, vì em bắt đầu đi làm khi bé được 6 tháng, sợ ít sữa hay mất sữa bé chỉ ăn bột thì không tăng cân.
Xin bsĩ cho em xin một thực đơn ăn dặm tương đối để em có thể áp dụng cho bé nhà em. Lúc này em đã có thể cho dầu mè, dầu ăn vào bột cho bé chưa? Bao giờ có thể cho thêm rau thịt và bột cho bé? Hay lúc nào nấu cháo cho bé ăn được. Ngoài sữa chua, có thể cho bé ăn phomai, nước cam tươi, nước ép táo, lê, lựu được chưa? Liều lượng hàng ngày là bao nhiêu?
Có quá nhiều chỉ dẫn trên các diễn đàn, rất khó phân biệt nếu không có chuyên môn. Rất mong ý kiến chuyên môn của bsĩ giúp em trong việc chăm bé cho thật tốt!
Rất cám ơn bsĩ! Chúc bsĩ và gia đình nhiều sức khoẻ và thành công!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
MYC hướng dẫn về nguyên tắc, bạn nên tham khảo các bài viết và thực hành có tính thăm dò phản ứng chấp nhận của bé. Nên tự chế biến bột cho bé, Phải đảm bảo 4 thành phần tinh bột, đạm (thịt các loại, tôm, cua, cá…), rau củ và dầu ăn, đạm và rau củ phải xay nhuyễn. Khi 6 tháng tuổi nên ăn 1 bữa bột x 150-180ml vào buổi trưa, 7 tháng x 2 bữa x 200ml vào 9h30 và 15h30, tháng thứ 8 x 3 bữa thêm vào chiều tối, tháng thứ 9 trở đi x 4 bữa x 250ml. Nếu bạn đi làm, nên vắt sữa để tủ lạnh, khi cho bé ăn ngâm nóng và nên đổ thìa kể cả sữa công thức. Thêm 1 bữa phụ trong ngày như nước trái cây, sữa chua, pho-mai, váng sữa… thay đổi trong tuần. Bé tăng cân như vậy là được, hơi "đuối" 1 chút so với cân nặng lúc sinh, chắc không được chiều cao 72 cm đâu vì đo chiều dài nằm của các bé rất khó chính xác nếu không có thước đo chuyên dụng.
httlinh đã bình luận
Meyeucon cho em hỏi: Bé nhà em được 6 tháng 1tuần tuổi. Bé ăn dặm từ lúc 5,5 tháng. Hiện bé ăn mỗi ngày 1 bữa cháo nấu với các loại rau củ quả (có rây qua rây trước khi ăn), mỗi lần ăn khoảng 50-60ml. Bé ăn rất hợp tác. Tuy nhiên bé đi ngoài rất ít, 3-4 ngày bé mới đi 1 lần. Phân của bé vẫn mềm, có thành khuôn nhưng không bị cứng. Bé lại rất hay trung tiện, có mùi rất thúi. Trước kia khi chưa ăn dặm thì bé chỉ uống sữa mẹ. Từ sau 4 tháng đến nay em đi làm thì ban ngày bé uống sữa mẹ (mẹ vắt sữa để tủ lạnh cho bé uống), buối tối và ban đêm có bú dặm thêm 2-3 bình sữa bột. Tuy nhiên ngay cả khi chỉ uống sữa thì bé cũng đi ngoài không đều. Có khi ngày nào cũng đi, thỉnh thoảng lại 2-3 ngày hoặc 3-4 ngày mới đi. Cho em hỏi bé đi ngoài như thế thì có bình thường hay không? Liệu 3-4 ngày mới đi 1 lần thì tiêu hóa của bé có vấn đề gì không? Em cảm ơn.
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Bé chỉ ăn bột cho đến sau 12 tháng tuổi mới ăn cháo bạn nhé. Bột phải nấu đủ thành phần đạm (thịt các loại, tôm, cua, cá… thay đổi nhau) + rau củ xay nhuyễn và dầu ăn. Bé ăn không đủ no thì sẽ vài ba ngày thậm chí có bé 4-5 ngày mới đi đại tiện.