Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Chuẩn bị mang thai, chị em cần chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Thai sản là một giai đoạn người phụ nữ phải nỗ lực rất lớn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc chuẩn bị sức khỏe tốt sẽ là tiền đề quan trọng để chị em vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Bạn cần được hấp thu nhiều vitamin và khoáng chất từ bữa ăn, ngay từ bây giờ, hãy hấp thu axit folic. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trước khi thụ thai, mỗi ngày hấp thu từ 300-400mcg axit folic thì có thể giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Duy trì việc tăng cân

Cân nặng của bạn đóng một vài trò to lớn trong việc thụ thai và trong thai kì. Khi bạn có ý định mang thai, bạn nên tránhđể mình quá gầy.

Ngoài việc ăn uống, tập thể dục sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn cho việc thai sản sau này

Nếu bạn quá gầy (dưới 10% trọng lượng chuẩn), bạn nên:

  • Tập thể dục để khỏe cơ.
  • Tăng hấp thu năng lượng.
  • Ăn ít nhất 3 bữa/ngày.
  • Ăn nhiều thức ăn trong mỗi bữa ăn.
  • Ăn nhiều thức ăn nhẹ.
  • Uống nước hoa quả và sữa.

Nếu bạn là người béo phì (trên 20% trọng lượng chuẩn cho phép), bạn nên:

  • Lựa chọn một chế độ ăn để hãm sự tăng cân lại.
  • Nhưng không quên ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
  • Uống đủ nước.
  • Kết hợp chế độ ăn với chế độ luyện tập thân thể.

Đi khám bác sĩ

Bạn tưởng như điều này vô bổ nhưng đi khám bác sĩ trước khi mang thai là một điều quan trọng. Có một vài căn bệnh cần được điều trị mà bạn không nhận thức được rằng, nó ảnh hưởng lớn tới thai kì như thế nào. Một vài những căn bệnh đó có thể là:

– Tiểu đường: Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên kiểm soát nó. Nguy cơ tiểu đường ở bà bầu là rất cao.

-Huyết áp cao: Cần tham vấn bác sĩ về vấn đề này trước khi bạn mang thai vì huyết áp cao đặt bạn vào nhiều tình huống nguy hiểm cho tính mạng của cả bản thân và thai nhi.

-Bệnh thiếu máu: Thiếu máu gây cảm giác yếu ớt và làm cho bà bầu lúc nào cũng mệt mỏi.

– Các vấn đề liên quan tới tuyến giáp.

– Bệnh lây lan qua đường sinh dục.

Bạn có thể được làm những xét nghiệm trước khi mang thai như:

– Xét nghiệm Pap Smear cho phép kiểm tra chứng loạn sản.

– Xét nghiệm vú: Nếu bạn có độ tuổi hơn 35 tuổi, bạn có thể chụp ảnh của những khối u ở ngực qua tia X.
– Xét nghiệm nhóm máu: Nếu bạn có RH âm tính, bạn sẽ được gây tê khi sinh.

– Miễn dịch với Rubella: Tất cả phụ nữ trước khi mang thai cần được kiểm tra về khả năng miễn dịch với Rubella. Nếu như họ không thể kháng được thì cần tiêm phòng. Các chuyên gia khuyên nên chờ 4 tuần sau khi tiêm mới được thụ thai.

– Miễn dịch với bệnh thủy đậu: Giống như Rubella, tất cả phụ nữ trước khi mang thai cũng cần được khám xem có miễn dịch với thủy đậu hay không. Nếu không, họ sẽ được tiêm phòng. Phải chờ sau 4 tuần sau khi tiêm phòng, bạn mới được thụ thai.
Trong lần gặp gỡ bác sĩ, bạn cũng có thể được hỏi về lịch sử bệnh tật của gia đình bạn như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn máu, chậm phát triển thể chất, sinh đôi. Ngoài ra các bác sĩ còn hỏi, trước đó bạn có dùng thuốc gì không? Chế độ ăn của bạn như thế nào?…

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Chuẩn bị mang thai , Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Khả năng sinh sản của nữ giới
  • BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH
  • Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân bằng Lá lốt
  • Những món ăn ngon cho người cao huyết áp
  • Sinh tố dưa hấu – thức uống lý tưởng để giảm cân

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Tra cứu sức khỏe Mẹ và Bé
Bệnh trẻ em:
 
Mang thai:
 

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn