Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Thời gian nghỉ thai sản và tuổi nghỉ hưu được “chốt”

Ngày 15.12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động. Về thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội thống nhất quy định theo hướng linh hoạt hơn bằng việc quy định mức sàn tối thiểu là 4 tháng và cho phép thời gian nghỉ tối đa là 6 tháng.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 2 vừa qua, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đưa ra nhiều đề nghị sửa đổi, bổ sung quan trọng đối với Dự thảo Bộ luật Lao động.

Về thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội thống nhất quy định theo hướng linh hoạt hơn bằng việc quy định mức sàn tối thiểu là 4 tháng và cho phép thời gian nghỉ tối đa là 6 tháng.

Theo đó, lao động nữ có quyền lựa chọn, quyết định thời gian nghỉ tối đa trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng mà vẫn được hưởng đủ 6 tháng trợ cấp thai sản.

Về thời gian làm thêm, Ủy ban này đề nghị giữ nguyên như quy định của bộ luật hiện hành mà không “nới trần” như dự thảo trình Quốc hội trong kỳ họp vừa qua. Như vậy, doanh nghiệp có thể tổ chức làm thêm giờ không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm.

Để phù hợp với tình hình hiện tại, mức lương làm thêm giờ ban đêm đối với ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đều được điều chỉnh tăng thêm 20% hiện hành; tương ứng bằng 200%; 250% và 350% so với lương làm việc bình thường.

Về tuổi nghỉ hưu, Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho rằng nên giữ như hiện tại (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi); song cần bổ sung quy định nguyên tắc, tiêu chí đối với các nhóm lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại; làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo hoặc người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; người lao động làm công tác quản lý.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn bị sinh con , Những điều cần biết sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Thời gian nghỉ thai sản là sáu tháng có hiệu lực từ 1/5/2013
  • Chuẩn bị chu đáo cho ngày đón con yêu chào đời
  • Hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ chậm phát triển và lâu hoàn thiện
  • Những dấu hiệu cho thấy bé bị rối loạn phát triển giới tính
  • Những việc cần làm trước khi sinh nở

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Top những cách chữa ho cho trẻ hiệu quả, an toàn

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm hay không?

Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cha mẹ phải làm sao?

Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cha mẹ phải làm sao?

Bài viết nổi bật
  • Làm sao để tóc nhanh dài hơn?
  • Viên uống mọc tóc Maxxhair có tốt không?
  • Tìm hiểu về mụn trứng cá tuổi dậy thì
  • Review – phản hồi khách hàng về kem ngừa mụn Sahemul
  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn