Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm

Giai đoạn ăn dặm quả là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng đầy khó khăn cho cả mẹ và bé.

1. Hãy chắc rằng bé yêu đã sẵn sàng ăn dặm

Viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ nhỏ phải được ít nhất 4 – 6 tháng mới nên cho ăn dặm. Khoảng thời gian này em bé bắt đầu có dấu hiệu sẵn sàng tiếp nhận chất rắn. Bé có thể ngồi dậy, thậm chí không được hỗ trợ; bé có thể cầm những vật nho nhỏ và bé rất quan tâm đến những gì có trong bát ăn.

Mỗi em bé có những đặc tính và sự phát triển khác nhau, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xem con mình có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm vào thời gian nào.

2. Cho bé ăn dặm dần dần

Bạn và bé có nhiều thời gian để khám phá thế giới ăn dặm. Đây là một thế giới hoàn toàn mới mẻ với bé trong lĩnh vực ẩm thực. Vì vậy, bạn không nên vội vàng cho bé ăn nhiều ngay từ đầu. Thời gian đầu, bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng rất nhỏ (khoảng nửa muỗng cà phê). Dần dần bạn tăng số lượng lên cho phù hợp với bé.

3. Ít nhất năm đầu đời nên duy trì cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa ngoài nếu không đủ sữa mẹ

Năm đầu đời của trẻ là thời gian quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển cả về thể chất và não bộ. Để giữ một nguồn sữa đầy đủ, bạn nên cho con bú càng nhiều càng tốt để cung cấp cho bé những chất quan trọng nhất. Nếu không có sữa mẹ thì trẻ cũng nên được cho uống sữa bột trước khi ăn dặm.

4. Xem sở thích ăn uống của con

Khi cho trẻ ăn dặm, bạn cũng cần lưu ý tìm hiểu về lịch sử ăn uống của gia đình. Bạn hãy xem những loại thức ăn nào không phù hợp hay những loại thức ăn nào làm cơ địa những thành viên trong gia đình dị ứng. Đây là bước quan trọng giúp bạn tìm ra sở thích, sở ghét và những loại thực phẩm phù hợp cho con bạn.

5. Chuẩn bị quần áo khi cho trẻ ăn

Khi cho trẻ ăn, thức ăn thường bị dây hoặc bắn vào quần áo của bạn và của bé, thậm chí ra sàn nhà bởi vì các em bé rất hiếu động, khó lòng ngồi bất động khi ăn. Chính vì vậy, bạn phải chuẩn bị quần áo, yếm ăn cho bé thật phù hợp và thoải mái. Kể cả bạn cũng phải mặc những bộ đồ gọn gàng, không lòe xòe, tiện lợi cho việc bón cho bé ăn.

6. Mỗi tuần chỉ ăn một loại thức ăn mới

Thời gian tốt nhất để cho bé ăn dặm hoặc cung cấp các loại thực phẩm mới là vào buổi sáng. Bởi vì sau khi cho ăn buổi sáng, bạn dễ dàng hơn để quan sát con mình liệu có những dấu hiệu của phản ứng dị ứng, chẳng hạn như phát ban, chảy nước mũi, sưng huyết, nhiễm trùng tai… hay không. Nếu phát hiện thấy các phản ứng nghiêm trọng, bạn phải lập tức đưa bé đến phòng khám gần nhất để các chuyên gia sức khỏe được xem xét và điều trị.

7. Những thay đổi khi bé đi vệ sinh

Khi bạn cho bé ăn thêm thức ăn đặc vào chế độ ăn uống của bé, bạn sẽ thấy một sự thay đổi trong màu sắc và tần suất đi tiểu hoặc đi ị của bé. Việc thay đổi màu phân, tùy thuộc vào loại hoặc màu thức ăn là rất bình thường. Bạn thậm chí còn có thể thấy những mảnh thức ăn không tiêu được trong phân của bé.

8. Cho bé ăn những bữa nhỏ

Bạn hãy cho bé ăn những bữa nhỏ, ít nhưng nhiều lần, thay vì những một ngày ăn 3 bữa lớn với số lượng nhiều. Vì việc hấp thụ và tiêu hóa của trẻ chưa được nhanh nhạy, chính vì vậy, ăn một lượng nhỏ sẽ giúp trẻ thấy thoải mái hơn.

9. Làm theo các tín hiệu của bé

Nếu em bé của bạn không thích một loại thức ăn nào đó hoặc vẫn chưa đói, đừng nên ép bé ăn. Điều này tránh làm tổn thương bé và làm mất hứng của bé. Bạn cũng không nên sốt ruột vì cho trẻ ăn theo sở thích và mong muốn cũng rất tốt, điều quan trọng thời gian này là làm phong phú thức ăn và tạo hứng thú ăn uống cho trẻ.

10. Cho bé ăn cùng người lớn

Cho phép bé ngồi với gia đình lúc giờ ăn để bé có thể bắt đầu tận hưởng những chia sẻ thông tin xã hội trong bữa ăn gia đình. Thông thường, trẻ sẽ rất thích sự tương tác này vì bé có thể được “nói chuyện” với nhiều người hơn.
Meyeucon.org - 20/04/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cho trẻ ăn dặm

Bài viết liên quan

  • Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm.
  • Nước xương có tốt cho trẻ hay không?
  • Những món ngon cho bé ăn cơm (phần 2)
  • Những món ngon cho bé ăn cơm (phần 1)
  • Mách mẹ bí quyết nấu bột đậu hũ bí xanh nhiều dinh dưỡng cho bé

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn