Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Làm thế nào để khi có thai lại sẽ không bị thai trứng như lần đầu?

Hỏi: Em năm nay 19 tuổi, có thai lần đầu, bị thai trứng bán phần đã phát hiện và xử trí lúc thai được 2 tháng. Xin hỏi tại sao bị bệnh này? Làm thế nào để có thai lại sẽ không bị thai trứng?

Các triệu chứng nghén khi chửa trứng là khá nặng.

Trả lời: Người ta thấy rằng chửa trứng gặp nhiều ở những phụ nữ có thai quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc đã lớn tuổi (ngoài 45 tuổi) và bệnh cũng có tỷ lệ cao hơn ở những phụ nữ đẻ nhiều. Trước kia người ta không biết nguyên nhân gây ra chửa trứng nhưng ngày nay khi nghiên cứu về di truyền học tế bào đã biết rằng hầu hết các trường hợp chửa trứng là do một tinh trùng mang thể nhiễm sắc (TNS) giới tính (23X) thụ tinh vào một tế bào trứng không có nhân. Số TNS của nhân tinh trùng sau đó tự nhân lên gấp đôi để thành một tế bào có bộ TNS là 46XX và thành chửa trứng.

Người bị chửa trứng cũng giống như mọi người có thai khác có triệu chứng tắt kinh, nghén nhưng khác là tình trạng nghén của chửa trứng khá nặng nề khiến người bệnh gầy sút kèm theo ra máu, tử cung to nhanh nhưng mềm, không có tim thai… Có khi người bệnh còn hay hồi hộp và run tay do tình trạng hormon thai nghén trong chửa trứng rất cao (xét nghiệm định lượng hormon thai nghén hCG trong nước tiểu tăng gấp vài chục lần so với chửa thường). Để phòng ngừa thai trứng chuyển sang ung thư nhau thai, phụ nữ khi mới có thai nếu thấy các bất thường như trên cần đi khám ngay để chẩn đoán xác định và xử lý sớm. Nên nhớ sau khi đã nạo hút thai trứng vẫn cần theo dõi, tái khám định kỳ ít nhất 24 tháng, trong thời gian này không nên có thai.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn sức khỏe sinh sản và phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Những lợi ích giảm cân từ trứng gà bạn đã biết chưa?
  • 18 nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ mà bạn cần biết.
  • Lần đầu làm cha mẹ
  • Những lý do nên ăn khoai lang hàng ngày
  • Da đẹp, hết nếp nhăn nhờ ngải cứu

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn