Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Sự phát triển ở bé năm tháng tuổi

Đến những ngày tháng này thì bé đã thể hiện bản thân tốt hơn. Bé cũng bắt đầu bộc lộ tình cảm của mình với mẹ bằng cách ôm mẹ, giơ tay đòi mẹ bế và thậm chí, bé còn cười đùa cùng với mẹ nữa!

Bạn cũng có thể thấy bé chăm chú nhìn mẹ khi mẹ nói. Bé sẽ sớm nhận ra tên của bé nếu được mẹ gọi.

Khi bé có thể ngồi một mình

Giai đoạn này, sự phát triển thể chất ở bé cực nhanh và “dữ dội”. Nếu bạn đặt con trong lòng mẹ hoặc trên sàn nhà, bé có thể ngồi một lúc mà không cần mẹ giữ. Để giúp bé học ngồi, mẹ nên choãi chân sang hai bên, đặt bé vào giữa; đồng thời, cũng nên đặt cho hai chân bé thành hình chữ V khi ngồi vì nó giúp giữ thăng bằng và giảm nguy cơ bé bị ngã. Khi bé đã ngồi yên, đặt một món đồ chơi ở phía trước mặt để bé vui chơi. Hãy chắc chắn là bạn cho bé ngồi trên đệm hoặc chăn dày để lỡ nếu bé có sấp mặt xuống thì bé cũng không bị đau. Nhiều người mẹ thích cuộn vỏ chăn xung quanh chỗ bé ngồi, giống như một bức tường rào, phòng bé bị ngã sấp hay ngã ngửa.

Bạn có thể khuyến khích bé chơi bằng cách đặt bé nằm sấp, nâng đầu và ngực để thấy món đồ chơi giúp bé tăng cường cơ bắp cổ, hoàn thiện kiểm soát đầu. Hoặc bạn giúp chân bé chắc, khỏe bằng cách đặt bé đứng trên đùi mẹ để bé nhún lên – nhún xuống.

Bé 5 tháng tuổi

Bé liên tục lặp lại những âm thanh tương tự

Bé phát triển ngôn ngữ bằng cách tạo thêm nhiều âm thanh mới. Đồng thời, lặp lại những âm thanh mà bé đã quen thuộc.

Thị giác của bé

Bé bắt đầu nhìn được ngay cả những đối tượng nhỏ, chẳng hạn một hòn sỏi trên mặt đất. Bé cũng có thể nhìn theo một cái gì đó chuyển động như một cánh bướm chập chờn bên vườn hoa.

Bé còn có thể nhận ra một đối tượng dù chỉ nhìn thấy nó một phần. Chẳng bao lâu, bé sẽ nhận thấy rằng, đối tượng vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy, nghe thấy hay chạm vào nó. Kỹ năng này giúp bé tham gia vào trò chơi giấu – tìm đồ vật trong vài tháng tới.

Bé có thể nhận ra tên của mình

Bé bắt đầu nhận ra tên của bé và biết phản ứng cho dù bạn gọi tên con từ phòng bên kia. Bé quay đầu nhìn mẹ khi mẹ nói tên của bé với người xung quanh. Nếu bạn ngồi trước mặt và nói chuyện với bé thì sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ. Bé còn có thể nhìn miệng mẹ chăm chú khi mẹ nói chuyện và thậm chí còn cố gắng bắt chước phát âm của mẹ, chẳng hạn những từ có âm “m” và “b”.

Bé dần trở nên quen thuộc với tiếng ồn hàng ngày như tiếng tivi, điện thoại, tiếng bíp của lò vi sóng, tiếng máy hút bụi… và bé không mấy bận tâm vì điều đó. Tuy nhiên, bé sẽ trở nên hứng thú và bị thu hút nếu có một âm thanh mới.

Mẹo dỗ bé quấy khóc

Khi bé quấy, bạn thử đánh lạc hướng bé trong thời gian ngắn. Cho bé nhìn thấy khuôn mặt buồn cười của mẹ hoặc chỉ cho bé một con thạch sùng trên tường; vỗ tay mẹ hoặc lắc một món đồ chơi yêu thích cũng khiến bé bớt quấy.

Cách bé thể hiện cảm xúc

Đến giờ, bé có thể cho mẹ thấy khi bé giận dữ, khó chịu hoặc buồn chán, cũng như lúc bé tươi vui… Bé cũng bắt đầu có những trò đùa, cười khi mẹ biểu hiện nét mặt buồn cười.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sự phát triển của trẻ , Tâm lý trẻ em

Bài viết liên quan

  • Vì sao trẻ nói dối?
  • Đừng để tuổi thơ của bé là nỗi ám ảnh kinh hoàng suốt cuộc đời
  • Để bé không bị rơi vào tình trạng căng thẳng
  • Những lợi ích bất ngờ khi trẻ thể hiện cảm xúc
  • “Mở khóa” các kỹ năng xã hội cho con trẻ bằng vui chơi
Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn