Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Khi bé đi tiểu lắt nhắt

Trẻ tiểu lắt nhắt do nhiều nguyên nhân, do nóng trong người hoặc do bệnh lý. Nếu cho bé ăn uống nhiều chất xơ trong một tuần mà tình hình không cải thiện, nên đưa trẻ đến bác sĩ, bởi đây có thể là nguy cơ bệnh lý .

Đối với những trẻ nhỏ, đi tiểu lắt nhắt rất thường xảy ra, và thường bị chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng đường tiểu. Vậy thực chất đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này?

Tiểu lắt nhắt ở trẻ dưới 5 tuổi

Theo thạc sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (khoa Thận niệu – bệnh viện Nhi đồng 2), thật ra, ở trẻ nhỏ, đây chỉ là hiện tượng xảy ra do các hoạt động bàng quang của trẻ chưa thật sự hoàn chỉnh, dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động bàng quang và gây tiểu lắt nhắt ở trẻ nhỏ. Chính vì hay bị nhầm với nhiễm trùng đường tiểu nên các bậc phụ huynh thường dùng thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm cho trẻ uống, điều này thường không có tác dụng điều trị dứt điểm hiện tượng này.

Ở trẻ lớn hơn

Ở trẻ lớn hơn, việc đi tiểu lắt nhắt thường xuyên sẽ nguy hiểm hơn trẻ nhỏ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang (bàng quang bị kích thích co bóp nhiều dẫn đến tiểu lắt nhắt). Khi phát hiện trẻ đi tiểu lắt nhắt, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra chính xác. Nếu phát hiện nước tiểu có màu đục, thậm chí ra máu, kèm theo các triệu chứng như sốt, đau bụng, đau hông, đau lưng, trẻ cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra các căn bệnh khác khi trẻ lớn lên như sạn thận, suy thận nếu không được điều trị kịp thời.

Không tự ý mua thuốc cho bé

Khi bé bị đi tiểu lắt nhắt thường xuyên phải nghĩ ngay đến bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu. Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và xác định chắc chắn căn bệnh mà bé mắc phải. Để biết chính xác bé bị viêm nhiễm ở mức độ nào, bé sẽ được làm các xét nghiệm nước tiểu. Qua thăm khám và làm xét nghiệm chức năng thận, nước tiểu, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị, chủ yếu là dùng kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường niệu. Tránh việc đưa trẻ ra hiệu thuốc, tự ý dùng kháng sinh bừa bãi. Vì như vậy, có thể triệu chứng sẽ biến mất sau vài ngày, nhưng không dứt hết và bé có thể bị lại, lần sau nặng hơn lần trước.

Phòng ngừa

Bất cứ một căn bệnh nào việc phòng ngừa cũng dễ dàng hơn điều trị. Chính vì vậy để phòng tránh việc đi tiểu lắt nhắt ở trẻ nhỏ (có thể do bệnh lý hoặc không do bệnh lý), điều đầu tiên các bậc phụ huynh cần phải làm sau mỗi lần bé đi tiêu đi tiểu là nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước. Do lỗ tiểu ở phía trước và hậu môn nằm phía sau, nên động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra tã lót và nên thay tã ngay sau khi bé tiêu, đi tiểu. Điều này sẽ giúp cơ quan sinh dục của bé luôn được sạch sẽ, tránh các vi khuẩn có hại xâm lấn, dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Cần cho trẻ uống nhiều nước (khoảng 1 lít rưỡi một ngày) để làm loãng nước tiểu, giúp thận loại bỏ tốt các chất cặn bã.

Quan trọng là không để cho trẻ nín tiểu vì bất cứ lý do gì. Việc nhịn tiểu rất nguy hiểm, bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng, gây nhiễm trùng đường tiểu. Đảm bảo cho bé một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều rau quả, bổ sung chất xơ để giúp cho hệ tiêu hóa và bàng quang của bé phát triển tốt.

Meyeucon.org - 16/04/2010
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
  • Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ- Những điều cha mẹ nên biết!
  • Nước xương có tốt cho trẻ hay không?
  • Dinh dưỡng dành cho bé 3-5 tuổi!
  • Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn