Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Đau ở vùng chậu khi mang thai

Cảm giác khó chịu, đau ở vùng chậu là triệu chứng không thể tránh khỏi khi mang thai. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này và tùy theo mức độ cụ thể mà có cách xử lý khác nhau.

Nguyên nhân

Trọng lượng của thai phát triển khiến các khớp xương chậu giãn ra, gây đau vùng chậu. Nếu quá đau đớn, đau kèm ra máu, chảy nước vùng kín bất thường hoặc có những cơn co thắt mạnh thì bạn nên đi khám sớm.

– U nang buồng trứng: Hình thành do những thay đổi trong buồng trứng. U nang không phải ung thư, có thể phát triển lớn hơn trong thời kỳ mang thai, gây áp lực lên tử cung, tạo thành những cơn đau dai dẳng.

Nếu u nang bị vỡ, cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn có tiền sử u nang buồng trứng hoặc nghi ngờ bị u nang, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra chắc rằng, các u nang không phát triển quá lớn.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, u nang có thể xoay (xoắn) – tình trạng nghiêm trọng xảy ra sau hoạt động đột ngột như chạy bộ hoặc giao hợp, gây cơn đau nặng, liên tục, có thể kèm nôn, ra mồ hôi. Khi đó, bạn cũng cần đi khám ngay lập tức.

– Đau dây chằng: Sang đầu 3 tháng giữa, bạn có thể thấy những cơn đau từ tử cung, kéo dài xuống háng. Cơn đau rõ nét hơn khi đi bộ hoặc đứng dậy sau khi ngồi ghế. Thông thường, dấu hiệu này sẽ biến mất ở tuần thứ 24.

Nếu quá đau đớn vùng chậu, đau kèm ra máu, chảy nước vùng kín bất thường hoặc có những cơn co thắt mạnh thì bạn nên đi khám sớm.

– Áp lực từ trọng lượng của thai: Sang đến 3 tháng cuối, bạn có thể thấy rõ áp lực từ thai đè lên vùng chậu. Cơn đau có thể xảy ra khi bạn đi bộ, khi lái xe vì lúc đó, thai nhi sẽ dồn mạnh về vùng chậu. Để giảm khó chịu, bạn nên nằm nghiêng và nghỉ ngơi.

– Braxton Hicks: Áp lực làm đau xương chậu có thể đến từ những cơn co thắt. Nếu đó là những cơn co không thường xuyên, không đau đớn thì có khả năng đó là những cơn co Braxton Hicks (không phải co thắt do chuyển dạ thật).

Những cơn co này có xu hướng xuất hiện ở tuần thứ 20 và nặng hơn nếu bị thiếu nước. Do đó, thai phụ nên luôn nhớ uống đủ nước. Nếu các cơn co là dữ dội, liên tục và đau thì bạn cần nhập viện ngay. Nhiều trường hợp co thắt cảnh báo sinh non (trước tuần 37), co thắt mỗi 15 phút (hoặc gần hơn) kéo dài hàng tiếng đồng hồ, dù người mẹ đã nghỉ ngơi.

– Nới lỏng dây chằng xương chậu: Cuối thai kỳ, sự thay đổi ở hormone giúp các dây chằng ở xương chậu giãn ra tự nhiên, chuẩn bị cho sinh nở. Điều này cũng khiến các khớp xương chậu bị nới lỏng, khiến thai phụ có những cơn đau, đặc biệt là đau gần xương mu. Một số người mẹ dùng đai nâng bụng bầu và thấy giảm được sự khó chịu này.

– Táo bón: Là một phàn nàn phổ biến trong thời kỳ mang thai, táo bón có thể gây đau và khó chịu vùng chậu. Khi đó, bạn nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm xơ như rau xanh, hoa quả. Nếu táo bón không giảm nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc chống táo bón.

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI): Khoảng 10% thai phụ bị nhiễm trùng đường tiểu tại một số thời điểm. Các triệu chứng điển hình gồm mót tiểu, đau rát khi tiểu, tiểu ra máu, một số còn bị đau bụng.

Nguy hiểm khi nhiễm khuẩn đường tiết niệu với thai phụ là có thể gây nên nhiễm trùng thận, làm tăng nguy cơ sinh non. Đó là lý do vì sao phụ nữ mang thai cần được kiểm tra nước tiểu mỗi lần khám thai theo định kỳ. Nếu bị bệnh, thai phụ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Cách giảm đau vùng chậu

– Tắm nước ấm (không phải nước nóng). Tắm dưới vòi sen và để tia nước chảy qua vai, lưng của bạn.

– Có thể thử dùng đai nâng bụng bầu, hạn chế áp lực lên xương chậu.

– Mang giày dép thấp, phù hợp.

– Tránh những động tác nhanh, mạnh làm gập thắt lưng.

– Có thể tận hưởng massage dành cho thai phụ.

– Tập thể dục thường xuyên vì nó ngăn chặn nhiều cơn đau.

Thời điểm cần đi khám

Đừng ngần ngại đi khám nếu bạn thấy có triệu chứng nào đó cần lo lắng. Ngoài ra, cần đi khám ngay nếu:

– Đau vùng chậu mà không thể đi được.

– Bất kỳ dấu hiệu ra máu nào.

– Sốt hoặc ớn lạnh.

– Nhức đầu dữ dội, chóng mặt.

– Đột ngột sưng ở mặt, tay và bàn chân.

– Liên tục buồn nôn và nôn.

– Có ít hơn 10 lần thai chuyển động trong 1 tiếng, từ tuần 28 trở đi.

– Có hơn 4 cơn co thắt trong khoảng 1 tiếng.

– Vùng kín chảy nước, có dịch màu xanh hoặc lẫn máu.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Chăm sóc sức khỏe , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Các loại hoa quả chữa ho hiệu quả cho mẹ bầu
  • Để thai nhi vẫn ổn khi mẹ đi làm ở văn phòng
  • Cách giảm nóng bức cho mẹ bầu
  • Mẹo nhỏ chữa bệnh trĩ của mẹ bầu
  • Tình trạng hụt hơi, tim hồi hộp ở giữa thai kỳ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của thai nhi
Theo quý:
Theo tháng:
Theo tuần:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn