Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Ứng phó với chứng tè dầm của bé

Thỉnh thoảng bé vẫn còn tè dầm? Đó là một vấn đề trong sự trưởng thành về mặt thể chất của trẻ. Một đứa trẻ bị mắc chứng tè dầm bởi vì nó thực sự không thể kiểm soát được bàng quang của mình vào ban đêm. Vì vậy, bạn nên tránh đổ lỗi và chế giễu bé.

Hãy dọn sạch đống đồ bé tè dầm và bọc đệm bằng một tấm lót thật tốt và dự trữ sẵn vài tấm để thay khi có sự cố vào nửa đêm. Trẻ 5 tuổi có thể không chịu đeo bỉm khi đi ngủ vì có vẻ quá trẻ con, dù việc này giảm nguy cơ tè ra đệm. Hãy cố gắng chỉ ra rằng, chúng chỉ là những chiếc quần ngủ dành cho những người lớn – người mà vẫn cần chúng.

Một số phụ huynh dùng cách: giảm lượng chất lỏng trong người bé sau giờ ăn tối hoặc đánh thức trẻ dậy để đi tè sau vài tiếng đồng hồ. Bác sĩ có thể khuyến cáo các cách khác như: máy báo động tè dầm hoặc các phương pháp y tế, nhưng chỉ sau khi đã kiểm tra toàn bộ để loại trừ các nguyên nhân khác có thể xảy ra như viêm đường tiết niệu.

Trong hầu hết các trường hợp, thời gian vẫn là người bạn tốt nhất của bạn. Rất hiếm các trường hợp trẻ vẫn còn tè dầm khi đến tuổi thiếu niên.

Lời khuyên:

Cố gắng phát triển một thời gian biểu thích hợp sau giờ học cho bé. Chẳng hạn, một bữa ăn nhẹ, một khoảng thời gian ngắn xem ti vi hoặc chơi một mình, sau đó là các hoạt động thể chất ngoài trời. Trẻ đi học mẫu giáo thường mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần sau khi đi học về. Dù là bé học cả ngày hay nửa ngày, nhịp độ của nó cũng yêu cầu nhiều sự tập trung và năng lượng.

Hãy đảm bảo rằng, bạn hoặc người trông bé sau giờ học có kiên nhẫn hơn trong suốt quá trình chuyển từ trường học về nhà. Thói thách thức, xấc láo và các hành vi cư xử sai trái khác thường là dấu hiệu của sự mệt mỏi. Trẻ 5 tuổi đã phải kìm nén cả ngày ở trường và cảm thấy thoải mái, an toàn khi ở nhà để bộc lộ hết chúng ra ngoài. Thỉnh thoảng, việc cho bé đi ngủ sớm hơn nửa tiếng cũng có ích rất nhiều.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Làm cha mẹ

Bài viết liên quan

  • Tại sao trẻ nhỏ hay bị phân sống, đầy bụng và ốm vặt?
  • Dinh dưỡng điều trị béo phì ở trẻ em
  • 8 nguyên nhân khiến trẻ đái dầm
  • Những điều mẹ cần lưu ý khi đưa con đi khám định kỳ
  • Tự may gối hoa cho bé yêu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì?

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn