Ở lứa tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo, các bé đã bắt đầu hiểu được một số điều diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên, lúc này, trẻ cũng trở nên hiếu động hơn nên khả năng va chạm giữa các bé có thể xảy ra nhiều hơn. Chính vì thế mà trong thời gian này, trẻ cần được giám sát chặt chẽ hơn từ phía các cô giáo, để có thể tránh các tai nạn rủi ro.
Phòng tránh tai nạn
– Bàn ghế, giường, cũi phải hợp chuẩn, chắc chắn…
– Cửa phải có chấn song, bậc cầu thang phải thấp, có tay vịn.
– Sàn nhà, lối đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt.
– Các thiết bị đồ chơi an toàn.
– Các vật nhọn, sắc như: dao, kéo, để đúng nơi quy định, xa tầm tay của trẻ.
– Đồ chơi đúng quy cách, có đầu hoặc mép không được sắc, nhọn; không cho trẻ chơi đồ đã bị hư hỏng, gãy vỡ lộ đầu sắc ra ngoài.
Tránh điện giật và tránh bỏng
Các vật nóng như: nước sôi, thức ăn nóng, các thiết bị nhiệt, điện… để xa tầm với của trẻ.
Tránh hóc, sặc dị vật ở đường thở như: đồng xu, cúc áo; sặc nước, bột, cháo; bị gối, chăn hoặc các vật khác bịt đường thở khi trẻ đang ngủ.
Tránh ngộ độc thực phẩm
– Quà bánh, hoa quả, nước uống phải đảm bảo vệ sinh.
– Thận trọng chì và thuỷ ngân, vì chúng rất độc, thường có trong các vẩy hoặc bụi sơn từ tường, cửa và các vật dụng được sơn từ các loại sơn có chứa chì và thuỷ ngân; các đồ chơi của trẻ nhỏ; đồ dùng bằng pha lê, thuỷ tinh màu; đồ gốm; các loại pin; nhiệt kế; các loại đèn thuỷ ngân…
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn, thương tích ở nhà trẻ
– Do thiếu sự giám sát, trông nom của cô giáo hoặc người trông trẻ, nên trẻ có cơ hội tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nguy hiểm.
– Do nạn bạo hành của các giáo viên hoặc người trông trẻ.
– Do giáo viên vô trách nhiệm và thiếu kiến thức chăm sóc trẻ.