Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chọn những hoạt động ngoại khóa nào cho con mình sau những giờ học ở trường, hay vào các ngày nghỉ cuối tuần thì bạn hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây để đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất.
– Trợ giúp bé phát triển nhận thức và thể chất: Các bài học âm nhạc giúp tư duy toán học tốt hơn; những môn thể thao đồng đội giúp bé phát triển các kỹ năng xã hội; hay những bài học nhảy có thể giúp bé luyện tập phối hợp vận động…
– Làm quen với áp lực: Hãy tìm một số hoạt động có chút áp lực nhỏ và đề cao thành tích cũng như sự cạnh tranh. Nhưng, nếu con bạn chững lại hay phản ứng tiêu cực thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy hoạt động này hơi quá sức.
– Hãy chọn những người hướng dẫn thích hợp: Trẻ em cần được chỉ dạy bởi những người kiên nhẫn, biết cách truyền cảm hứng, biết cách kỷ luật thích hợp và đối phó được với những thói quen xấu của các bé.
– Hãy nuôi dưỡng những khả năng đặc biệt của bé. Nếu bé có năng khiếu về âm nhạc hay thể thao… hãy khuyến khích bé. Tuy nhiên, bạn đừng nên định hướng nghề nghiệp cho bé vội. Hãy để bé cảm thấy vui vẻ và thích thú, nếu không có thể bé sẽ trở nên chán ghét nó.
– Chọn những hoạt động giúp bé “cải thiện” những hạn chế của mình. Có thể cho bé tham gia một lớp học bơi để giúp bé thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Nếu bạn muốn giúp bé hoàn thiện hơn về nhân cách, có thể cho bé tham gia học kịch (đối với những bé nhút nhát); học võ (cho những bé dễ bị kích động) để bé có thể tự kiềm chế mình tốt hơn.
Cuộc sống của bạn
Sự so sánh giữa những đứa trẻ với nhau là hiện tượng diễn ra khá phổ biến. Vì thế, bạn có thể bắt gặp những ông bố (bà mẹ) thích khoe khoang về khả năng của con họ. Hoặc, bạn cũng có thể thấy chính mình thích thú khi con bạn tỏ ra đọc sách tốt hơn, hay chơi thể thao giỏi hơn bé nhà bên cạnh.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là trẻ em học được những kỹ năng mới ở những tốc độ khác nhau trong độ tuổi đến trường. Hơn nữa, mọi thứ bạn đọc được về sự phát triển của trẻ chỉ là phản ánh ở mức trung bình. Mỗi một đứa trẻ là những cá nhân riêng biệt, vì thế hãy đọc, quan sát, lắng nghe với một thái độ khách quan và tin tưởng vào những gì tốt đẹp đang phát triển dần lên ở con của bạn.