Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Ngừa bệnh cho bé bằng tình mẫu tử

Một nghiên cứu mới, được công bố trong Pediatrics, cho thấy rằng, những đứa trẻ không nhận được những tình cảm tốt đẹp từ người mẹ thì khả năng mắc chứng béo phì ở lứa tuổi thanh thiếu niên là rất cao.

Nghiên cứu đã quan sát 977 đứa trẻ sinh năm 1991 và nghiên cứu cả những đứa trẻ của Hội Chăm sóc trẻ em và Phát triển thanh niên. Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng, những trẻ có tình cảm không tốt với mẹ ở tuổi mới tập đi chập chững sẽ có nguy cơ béo phì gấp đôi ở tuổi 15 so với đứa trẻ có mối quan hệ tốt – đứa trẻ không nhận được nhiều tình cảm từ người mẹ thì khả năng béo phì của chúng rất cao.

Nhiều thanh thiếu niên không nhận được tình yêu thương của mẹ lúc 3 tuổi khả năng béo phì của họ là hơn 26%, so với 13% đứa trẻ nhận được sự chăm sóc thân thiết từ mẹ ở giai đoạn đầu khi sinh ra.

Chúng ta có thể ngừa bệnh cho bé bằng tình mẫu tử?

Những nghiên cứu mới hỗ trợ nghiên cứu trước đó rằng, trẻ mới biết đi có mối quan hệ tình cảm không thân thiết với mẹ cũng có khả năng béo phì khi được 4 tuổi rưỡi.

Tác giả nghiên cứu dẫn đầu là Sarah Anderson – Giáo sư về Dịch tễ học tại Đại học bang Ohio – cho biết, mối quan hệ giữa bệnh béo phì ở tuổi thanh thiếu niên với trải nghiệm ở tuổi thời thơ ấu có thể có nguồn gốc trong não bộ, ở các khu vực điều tiết hormone ảnh hưởng tới phản ứng cảm xúc và căng thẳng, cũng như chu kỳ ngủ – thức và các chức năng trao đổi chất khác.

Anderson cho biết: “Nuôi dạy con cái bằng tình cảm làm tăng khả năng một đứa trẻ sẽ có mối quan hệ tình cảm khăng khít và phát triển một phản ứng lành mạnh khi gặp căng thẳng. Một phản ứng khi gặp căng thẳng được kiểm soát chặt có thể tác động ngược lại tới cách đứa trẻ ngủ và chúng ăn uống với tâm trạng buồn chán – đây chỉ là hai nhân tố ảnh hưởng tới khả năng béo phì”.

Thay vì nỗ lực tập trung chống lại béo phì thì cố gắng chú ý tới chế độ ăn uống và tập thể dục. Anderson gợi ý rằng, sự can thiệp này bắt đầu sớm hơn ở trẻ em – để cải thiện mối quan hệ tình cảm giữa bà mẹ và trẻ mới biết đi – mới có thể khắc phục được tình trạng trên.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em , Sự phát triển của trẻ , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Hy vọng mới trong điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào cấp ở trẻ
  • 7 nền tảng giúp trẻ thông minh hơn
  • Những chỉ số tiêu chuẩn của trẻ
  • 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ
  • Dấu hiệu còi xương, chậm lớn ở bé

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết đọc nhiều

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn vào bụng dưới bên phải thấy đau khi nào nguy hiểm?

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Ấn tay vào đau bụng dưới là bị gì? Đừng chủ quan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

5 lý do cần bổ sung axit folic cho bà bầu

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn