Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu giống như tháng thứ 6, nhưng đây là thời kỳ tế bào mỡ và tế bào não của thai nhi đang phát triển, vì thế thai phụ càng phải bổ sung các loại thức ăn giàu protein, mỡ, phốt pho và vitamin để thúc đẩy sự phát triển trí lực của thai nhi.
Thai ở tháng thứ 7, nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu giống như tháng thứ 6, nhưng đây là thời kỳ tế bào mỡ và tế bào não của thai nhi đang phát triển, vì thế thai phụ càng phải bổ sung các loại thức ăn giàu protein, mỡ, phốt pho và vitamin để thúc đẩy sự phát triển trí lực của thai nhi.
Thời kỳ này, tính từ đầu đến chân, thai nhi có chiều dài khoảng 32 – 35cm (từ đầu đến mông khoảng 25 – 25 cm), trọng lượng khoảng 1 – 1,2 kg.
Ở tháng thứ 7, bé đã hình thành mắt; lỗ mũi đã khai thông; khuôn mặt đã có thể nhìn rõ, nhưng lớp mỡ dưới da vẫn chưa đủ, da vẫn màu hồng đậm và nhiều nếp nhăn, vì thế khuôn mặt trông như người già; phần ngực bắt đầu phát triển và có thể tự khống chế tác động của bản thân. Nếu thai nhi mang giới tính nam thì tinh hoàn vẫn chưa phát triển hết. Lúc này, khả năng cơ thể bé chưa hoàn toàn thích ứng với môi trường bên ngoài, vì thế nếu được sinh ra trong thời gian này thì bé sẽ phát triển không tốt, thậm chí có thể tử vong.
Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ
Thai ở tháng thứ 7, nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu giống như tháng thứ 6, nhưng đây là thời kỳ tế bào mỡ và tế bào não của thai nhi đang phát triển, vì thế thai phụ càng phải bổ sung các loại thức ăn giàu protein, mỡ, phốt pho và vitamin để thúc đẩy sự phát triển trí lực của thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ cần hạn chế các loại thức ăn nhiều mỡ và đường ngọt, tránh quá nhiều nhiệt lượng, làm cho thai nhi quá lớn, ảnh hưởng đến sinh nở.
Nếu phụ nữ thiếu máu thì cần chú ý bổ sung sắt. Ở tháng thứ 7, lượng lớn kích tố của thai làm cho cơ trơn của vị tràng bị lỏng nhão, lượng nước bị thành ruột hấp thu nên thường dẫn đến táo bón. Do đó, cần phải ăn những thức ăn như: rau xanh, hoa quả tươi và có chất xơ, hồ đào, lạc, vừng, hạt hướng dương… Những thức ăn này chứa nhiều axit béo không bão hoà, có thể giảm được tỷ lệ phát những bệnh về da cho trẻ sau này. Chú ý, những thức ăn chứa nhiều vitamin B2 như: gan động vật, rau xanh, mộc nhĩ, đậu… có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu của trẻ sau khi sinh. Thường ăn những thức ăn chứa iốt, có thể giảm tỉ lệ phát bệnh đần độn ở trẻ.
Thực đơn
Bánh mỳ cá rán
– Nguyên liệu: Bánh mỳ; thịt cá: 150g; mỡ lợn: 150 ml; trứng gà: 1 quả; rượu, tinh bột; muối gia vị, hành, gừng.
– Cách làm: Bánh mỳ bỏ vỏ ngoài, cắt thành 4 miếng, dày khoảng 4-5 cm. Thịt cá xay thành bột, cho lòng trắng trứng, hành, gừng, rượu, trộn lên cho đều. Thịt cá đã trộn chia đều làm 4 phần, dùng dao quết lên bánh mì và san đều. Cho mỡ vào chảo để nóng thì cho bánh mì đã quết thịt cá vào rán vàng, vớt ra. Bánh mì đã rán vàng, mỗi lát chia thành 8 miếng nhỏ, xếp ra đĩa. Tương ngọt cho thêm một ít nước, đường, rồi dùng đũa khuấy đều, cho vào hấp 5 phút, cho dầu vừng vào. Tưới tương ngọt lên trên bánh mì là được.
– Đặc điểm: Mềm thơm, dễ ăn, có thể kích thích ăn uống cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Thịt thỏ hầm
– Nguyên liệu: Thịt thỏ (cả xương) 1000g; hành 20g; gừng 15g; đường; tỏi mỗi loại 5g; rượu 10ml; vỏ quế; bột hồ tiêu; hồi hương mỗi loại 0,5g; chút xì dầu lạc: 100ml.
– Cách làm: Thịt thỏ rửa sạch cho hết nước đỏ, chặt thành miếng vuông 3cm, cho vào nồi luộc chín thì vớt ra, rửa lại một lần nữa, hành thái, gừng, tỏi đập nhỏ. Bắc nồi lên bếp, để lửa vừa, cho dầu vào nồi đợi nóng già, cho thịt thỏ vào xào cho khô nước, tiếp đó cho rượu, xì dầu, muối, hành, gừng, đường, vỏ quế, hồi hương và nước vào đun sôi, vớt bỏ bọt, đậy vung rồi vặn lửa nhỏ, hầm cho đến khi thịt thỏ chín nhừ. Sau đó, cho lửa to đun sôi lại, cho hành, gừng, hồi, quế vào, nêm gia vị, rắc một chút bột hồ tiêu lên trên là được.
– Đặc điểm: Màu sắc đẹp, thịt chín mềm, hương thơm, vị đậm, giàu dinh dưỡng, béo mà không ngấy.
Thịt thỏ nấu măng xuân
– Nguyên liệu: Thịt thỏ, măng xuân, mỗi loại: 500g; hành cắt khúc; gừng mỗi loại: 20g; bột đậu, đậu tương mỗi loại khoảng: 50g; nước thịt: 100ml; xì dầu: 20ml; muối gia vị: 2g; dầu lạc: 60ml.
– Cách làm: Thịt thỏ rửa sạch, chặt miếng vuông 3cm. Măng xuân cắt miếng. Bắc chảo lên bếp, để lửa to, cho dầu lạc vào chờ nóng già, cho thịt thỏ vào xào khô nước, cho đậu tương vào xào cùng cho đến khi thịt có màu vàng thì cho xì dầu, muối, hành, gừng, nước thịt vào đun khoảng 30 phút. Sau đó cho măng xuân vào. Đợi thịt thỏ chín mềm thì nêm gia vị, bột đậu là được.
– Đặc điểm: Màu đẹp, bóng, vị thơm ngon.
Những điều nên tránh trong ăn uống
Thời kỳ này, do kích tố của thai nhi nên đã làm cho cơ trơn của vị tràng bị lỏng nhão, hơn nữa thai nhi lại to, dồn ép xuống trực tràng khiến máu tĩnh mạch ở hậu môn của thai phụ chảy ngược lại bị gặp trở ngại.
Trong thời gian mang thai, cơ đáy khoang chậu bị lỏng nhão dễ dẫn đến táo bón hoặc trĩ, do đó thai phụ nên kiêng ăn những thứ có tính cay nóng, mỡ, rán, nướng…; kiêng uống trà đặc, cà phê, không hút thuốc, uống rượu; thận trọng khi đồ ăn có tính nóng như: thịt dê, thịt chó; không ăn những thức ăn có thể làm giảm sự phân tiết của các tuyến thể như: quả lựu, mai, mận. Ngoài ra, lượng nước và lượng muối không được hấp thu quá nhiều, nếu không có thể dẫn đến chứng bệnh độc huyết kỳ mang thai.